Khái Niệm – Phụ Kiện Tiêu Chuẩn Lắp Đặt Hệ Thống Tủ Điện

linh kiện lắp đặt tủ điện

Tiêu chuẩn lắp đặt hệ thống tủ điện đây được coi là điều rất quan trọng, vì chính hệ thống này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ thiết bị điện của bạn. Chính vì vậy, tất cả các hộ gia đình lẫn các doanh nghiệp lớn nhỏ đều phải có riêng cho mình ít nhất một hệ thống tủ điện này. Đây chính là nơi để bạn có thể lắp đặt các phụ kiến hệ thống tủ điện, nhằm mục đích bảo vệ các hệ thống điện khác cũng như mạch điện của các thiết bị khi đóng ngắt điện. Vậy bên trong tủ cần lắp những linh kiện tủ điện nào? Và bạn cần tìm hiểu thêm kiến thức gì để lắp tủ điện?

Khái niệm

Hệ thống tủ điện phải được sản xuất theo đúng các quy định chặt chẽ, đủ tiêu chuẩn IEC 61439 như cấp độ bền, cấp độ bảo vệ của vỏ tủ. Phải đảm bảo được khoảng cách giữa các vật thể có mang điện với xung điện từ, chịu đựng của dòng ngắt mạch.

Các phụ kiện lắp ráp tủ điện chuyên dụng

Có thể cho rằng, phụ kiện tủ điện là một thiết bị điện vô cùng quan trọng trong đối với mạng lưới điện. Chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hệ thống điện, sau đây sẽ là một số linh kiện phù hợp để bạn có thể an tâm lắp chúng vào hệ thống điện:

Aptomat

Aptomat là một thiết bị điện bảo vệ đa năng, sản phẩm có chức năng chính là bảo vệ sự cố khi có dòng điện bị ngắn mạch, sự cố rò rỉ, quá áp hay bị quá tải.

Chính vì vậy, trong tủ điện thì aptomat là một phụ kiện không thể thiếu. Đây dường như là thiết bị điện đang dần thay thế hầu hết các thiết bị khác. Ví dụ như: cầu dao, cầu chì. 

Cũng có thể dễ hiểu, vì khi các aptomat có thể vận hành tốt hơn hẳn các linh kiện cùng loại. Với mục đích đảm bảo cho sự an toàn cho toàn bộ hệ thống đường điện, và hạn chế những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra.

lắp đặt tủ điện

Công tắc tơ

Thiết bị này thường được sử dụng với mục đích đóng, cắt hay điều khiển động cơ. Công tắc tơ còn có thể được dùng cả trong hệ thống điện trong gia đình hay công nghiệp, chúng sẽ hỗ trợ chuyển mạch và đóng mở cầu dao.

Về cơ bản thì mỗi công tắc đều sẽ được cấu tạo từ 2 điểm, và được chia thành 2 loại chính là công tắc đơn và công tắc đa. Chính vì vậy, tùy vào mục đích người sử dụng mà lựa chọn được những sản phẩm phù hợp.

linh kiện lắp đặt tủ điện

Rơ le điện

Đây là thiết bị điện được cấu tạo từ các bộ phận như: tiếp điểm chung, tiếp điểm thường mở, tiếp điểm thường đóng, lò xo, cuộn dây, nắp, nguồn, nguồn nuôi Rơ le,…

Công dụng đặc biệt của thiết bị này là, có thể chính điều khiển hệ thống có tiếp điểm. Bảo vệ các phần tử của hệ thống điện trong các điều kiện làm việc không bình thường. Bằng cách là chúng sẽ cô lập các sự cố bằng cách thông qua thiết bị đóng cắt.

Được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp và sinh hoạt của mọi người bởi tính năng tự động hóa của nó.

lắp đặt hệ thống điện

Nút nhấn

Đây là một phụ kiện mà bất cứ tủ điện nào cũng phải có. Nút nhấn thường sẽ được thiết kế nằm ở mặt trước của tủ. Tạo sự thuận tiện trong quá trình sử dụng cũng như vận hành. Đặc biệt, tủ điện còn có thêm nút dừng khẩn cấp. Sẽ được sử dụng khi hệ thống có sự cố, đóng cắt toàn bộ hệ thống mạch điện.

Trong sản xuất vỏ tủ điện thì phần khóa và bản lề là 2 cái không thể thiếu trong khâu lắp đặt tủ điện.

Tiêu chuẩn lắp đặt tủ điện

Tiêu chuẩn lắp đặt tủ điện bao gồm các tiêu chí sau đây:

+ Tủ điện đòi hỏi độ bền cao và có thể làm việc chính xác, liên tục trong thời gian dài và trong môi trường khắc nghiệt (như ngoài trời, trong các nhà xưởng, khu công nghiệp, các tòa nhà…). tủ điện phải được thiết kế và lắp ráp theo các tiêu chuẩn sau:

+ Vỏ tủ điện: có một hoặc 2 lớp cửa, được sơn tĩnh điện hoặc làm bằng inox, có mái che hoặc không mái che tùy vào sử dụng ngoài trời hay trong nhà. Vỏ tủ điện yêu cầu phải có độ bền cao, chống lại được sự ăn mòn và rỉ sét.

+ Nguồn điện vào ra: là nguồn 1 pha 220VAC hoặc 3 pha 380VAC, dòng điện định mức:10 ~ 6300A, dòng cắt 5 ~ 100kA, tần số 50/60Hz.

+ Tiêu chuẩn lắp tủ: IEC 60439-1: áp dụng cho lắp ráp tủ điện, IEC 60947-2: áp dụng cho thiết bị đóng cắt hạ thế, IEC 61641: Tiêu chuẩn ngăn ngừa sự cố hồ quang, IEC 60529: Tiêu chuẩn về cấp bảo vệ.

+ Kích thước: cao từ 1 mét đến hơn 2 mét, rộng từ 0,5 mét đến 1,8 mét, dày 0,3 đến 0,8 mét.

Lưu ý khi chọn mua phụ kiện lắp ráp tủ điện

Khi chọn mua phụ kiện, lắp ráp tủ điện thì việc đầu tiên nên chú ý đến 2 điều sau:

Chọn mua sản phẩm đúng kích cỡ, số lượng, phụ kiện cần thiết:

Tùy vào hệ thống điện, mà người tiêu dùng sẽ có những yêu cầu riêng về sản phẩm. Vì thế, bạn nên đi tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn hoặc chủ tiệm điện để chọn mua đúng.

Chọn được cơ sở bán phụ kiện tủ điện uy tín:

Hãy chọn mua ở những cửa hàng chính hãng để được đảm bảo về chất lượng sản phẩm mà còn đảm bảo về các chính sách bán hàng. Chẳng hạn như: chế độ bảo hành, chế độ vận hành, chế độ tư vấn,….Khách hàng sẽ là người có nhiều lợi ích nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *