Nước mắm là một trong những gia vị không thể thiếu trong mọi bữa cơm của gia đình Việt Nam. Sự hòa quyện đậm đà, thơm ngon cho từng món ăn. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều nước mắm trong một khẩu phần ăn thật sự có tốt hay không? Trong bài viết này, mời bạn cùng Dantri24h7 giải đáp thắc mắc: Ăn nước mắm có tốt không? để mọi người có thể cân nhắc khi sử dụng loại gia vị này nhé.
Giá trị dinh dưỡng có trong nước mắm
Theo nhiều nghiên cứu cho rằng, trong nước mắm có chứa nhiều chất đạm ở dạng Amino Axit và Polipeptit mà hai chất này có khả năng cung cấp năng lượng và giữ ấm cho cơ thể.
Nước mắm được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau nhưng chủ yếu là làm từ việc ướp cá với muối lâu ngày, Với 100g nước mắm ta sẽ được giá trị dinh dưỡng như sau:
- Năng lượng: 34 Kcal
- Chất béo: 0g
- Cholesterol: 0g
- Natri: 7,851mg
- Kali: 288mg
- Cacbohydrat: 3,6g
- Protein: 5g
- Canxi: 43mg
- Vitamin C: 0,5mg
- Vitamin A: 12 IU
- Sắt: 0,8mg
- Magie: 175mg
- Vitamin B6: 0,4mg

Chính vì thế, ăn nước mắm sẽ cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng cho cơ thể con người. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều nước mắm sẽ gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng nguy hiểm đến các cơ quan trong cơ thể. Bạn nên cân nhắc lượng nước mắm mỗi ngày cần nạp vào cơ thể bạn nhé!
Tác dụng của nước mắm
Vì là gia vị truyền thống luôn xuất hiện trong các bữa cơm của gia đình Việt Nam, nên nước mắm được khá nhiều người ưa chuộng không những vị thơm ngon, đậm đà khi nấu ăn mà nước mắm còn mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng. Đặc biệt là với loại nước mắm cốt nhĩ.
- Bổ huyết, lưu thông huyết mạch, lợi niệu và nhuận tràng, bổ can thận.
- Nếu dùng làm gia vị trong các món ăn nấu hằng ngày sẽ giúp khai vị, trợ tiêu hóa.
- Việc sử dụng nước mắm quá nhiều trong các bữa ăn cơm hàng ngày sẽ giúp cơ thể bổ sung nguồn iot đầy đủ ngăn ngừa tình trạng bướu cổ.
- Việc dùng nước mắm sẽ giúp cung cấp và chuyển hóa nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Ăn nước mắm có tốt không?
Nhiều người lại đặt ra câu hỏi: Ăn nước mắm có tốt không và nếu ăn nhiều sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Nên sử dụng nước mắm ở mức độ vừa phải, có liều lượng nhất định thì sẽ rất tốt cho cơ thể, nước mắm sẽ giúp chuyển đổi chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn. Đồng thời, hạn chế tình trạng của các căn bệnh như: Tim mạch, bướu cổ, sơ gan,…

Tuy nhiên, với nhiều người có sở thích ăn mặn thì việc sử dụng nhiều nước mắm trong một ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì nếu sử dụng quá nhiều, nước mắm sẽ làm tăng Axit Uric trong máu gây tổn thương nghiêm trọng đến những cơ quan như: Thận, tăng huyết áp, đột quỵ, nguy cơ xuất hiện các căn bệnh ung thư, ảnh hưởng đến tuyến giáp, tim mạch,…
Mặt khác, nếu như bạn sử dụng nước mắm kém chất lượng hoặc hết hạn sử dụng thì là mối lo ngại nguy hiểm đến sức khỏe hơn rất nhiều. Trên thị trường, đã xuất hiện nhiều loại nước mắm được pha trộn với các tạp chất hóa học có độ đạm cao và rút ngắn quá trình làm mắm người ta cho thêm urê hoặc hóa chất độc hại để làm tăng số gam N có trong nước mắm. Chính vì thế, nước mắm được sản xuất ra không đạt chất lượng dinh dưỡng, nếu như bạn mua nhầm phải hàng kém chất lượng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mình.
>>> Hãy cùng xem qua cách pha chế nước mắm ăn bánh xèo thật chuẩn của Thịnh Phát nhé.
Ai không nên ăn nước mắm?
Những người sau đây không nên sử dụng nước mắm hoặc hạn chế tối đa dùng nước mắm trong các bữa ăn hàng ngày tránh ảnh hưởng đến sức khỏe mình:
Bệnh suy thận mãn tính: Những người bị suy thận mãn tính phải bắt buộc kiêng muối. Mỗi khẩu phần ăn trong ngày không được nêm các gia vị muối, nước mắm, khô, chao, tương,… Vì muối còn là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các căn bệnh sỏi thận, thận nhiễm mỡ.
Cao huyết áp: Những người bệnh cao huyết áp tuyệt đối không được ăn nước mắm vì sẽ làm cho huyết áp tăng cao khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt dễ gây đột quỵ và tai biến.
Bệnh tim mạch: Rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tim mạch. Tuy nhiên, việc bệnh nhân có tiền sử hoặc phát hiện giai đoạn đầu bệnh tim mạch thì cần hạn chế ăn mặn. Theo ước tính của bác sĩ cho rằng mỗi người bị tim mạch mỗi ngày nên ăn từ 2 muỗng muối để tăng hương vị cho món ăn.
Bệnh tiểu đường: Mọi người thường cho rằng bệnh tiểu đường cần nên tránh những “đồ ngọt” và có thể ăn mặn tùy ý. Đây là một sai lầm cần tránh trong chế độ ăn uống dinh dưỡng mỗi ngày. Tiểu đường làm tăng cholesterol, rối loạn lipid máu, các bệnh lý tim mạch.

Một số lưu ý khi sử dụng nước mắm
Dưới đây, là một số lưu ý cần tránh khi sử dụng nước mắm trong các bữa ăn hàng ngày của gia đình mình:
- Mỗi ngày chỉ nên dùng từ 15-30ml nước mắm để chế biến món ăn.
- Trẻ em dưới 6 tuổi không nên dùng nhiều nước mắm. Bởi vì sẽ gây ra tình trạng thừa Natri cho cơ thể kho nạp chất dinh dưỡng vào cơ thể đang phát triển của trẻ.
- Không nên sử dụng nước mắm không có nguồn gốc xuất xứ.
- Chú ý đến hạn sử dụng của nước mắm, không nên sử dụng nước mắm gần hết hạn.
- Người mắc bệnh tim mạch và sỏi thận nên hạn chế tối đa việc sử dụng nước mắm trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình.
Trên đây, là một số chia sẻ mà Dantri24h7 muốn gửi đến các bạn đang thắc mắc vấn đề: Ăn nước mắm có tốt không? Để đọc thêm nhiều thông tin hữu ích các bạn truy cập vào website của chúng tôi để xem thêm các tin tức mới nhất của tất cả lĩnh vực.