Nên làm gì khi bị đau vai gáy?

Đau mỏi vai gáy trở thành một cụm từ quen thuộc  bởi những cơn đau âm ỉ diễn ra hàng ngày khiến người bệnh ngồi cũng đau, nằm cũng đau, ngủ  không ngon… Nhưng, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ  thực chất đau mỏi vai gáy là bệnh gì? Cách khắc  phục ra sao? Để biết thêm thông tin chi tiết, xin mời quý độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Đau vai gáy là tình trạng thường gặp trong cuộc sống hiện đại ngày nay, triệu chứng có thể bắt gặp ở mọi  lứa tuổi, đặc biệt là ở những đối tượng làm các công việc với tính chất phải ngồi lâu, đứng nhiều. Ngoài ra, đau vai gáy cũng có thể do tác dụng phụ của một số thuốc đang sử dụng, chế độ tập luyện không phù hợp hoặc chế độ dinh dưỡng chưa được đảm bảo. 

Đau vai gáy có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi . Đôi khi, tình trạng này có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý xương khớp tiềm ẩn bên trong cơ thể,  tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng gây nhiều phiền toái cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày

Triệu chứng đau mỏi vai gáy

Đau vai gáy tê bì cánh tay

Đau vai gáy kèm tê bì cánh tay là một triệu chứng thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, người bệnh rất khó để quay đầu, cơn đau lan dần xuống dưới cánh tay và những ngón tay gây ra triệu chứng tê nhức khó chịu. Cơn đau có thể xuất hiện trong vài phút hoặc kéo dài trong một thời gian khiến cho tâm lý người bệnh bị ảnh hưởng.

Đau vai gáy tê tay thường gặp ở những đối tượng làm công việc ngồi nhiều một chỗ, ít vận động như dân văn phòng hoặc người phải làm công việc nặng nhọc mang vác vật nặng, đặc biệt là các công việc lặp đi lặp lại như đánh máy, sử dụng chuột vi tính, chạy xe máy, lái ô tô,…

Nên làm gì khi bị đau vai gáy?

Đau vai gáy cấp

Nguyên nhân gây đau vai gáy cấp tính thường là do chấn thương hoặc những thói quen không tốt trong sinh hoạt và lao động gây ảnh hưởng đến vùng vai gáy. Cụ thể:

  •  Do nhiễm lạnh đột ngột: Bệnh nhân nằm, ngồi, làm việc trong phòng điều hòa, tắm nước lạnh, tắm khuya, tắm mưa, dầm mưa… thường xuyên khiến vùng vai gáy bị nhiễm lạnh và gây đau mỏi.
  •  Nằm ngủ sai tư thế: Nhiều người có thói quen nằm ngủ với gối cao khiến hệ mạch máu bị chèn ép gây cản trở quá trình lưu thông máu ở vùng cổ vai gáy. Ngoài ra, những người nằm ngủ nghiêng về một bên, không trở mình cũng dễ bị đau vai gáy.
  •  Vận động sai tư thế: Một số người thường hay quay cổ đột ngột, ngồi làm việc quá lâu trong một tư thế mà không vận động cột sống cũng khiến các cơ vùng cổ và bả vai bị co cứng, đau mỏi, đau nhói; máu không được lưu thông gây thiếu máu nuôi dưỡng thần kinh hoặc thần kinh bị chèn ép. Thường gặp ở những người làm công việc văn phòng, công nhân, thợ thủ công, tài xế,…)
  •  Do chấn thương: Những chấn thương đột ngột ở vùng cơ vai gáy do té ngã, va đập, bị đánh, tai nạn… dẫn đến co cơ bất chợt cũng gây đau vai gáy.

triệu chứng đau vai gáy

Đau vai gáy ù tai

Một số trường hợp bệnh cổ vai gáy thường gặp là đau mỏi vai gáy khi ngủ dậy, đau gáy khi tập gym, sau khi lao động nặng hoặc cơ thể bị nhiễm lạnh, đau nửa đau mỏi gáy, ù tai, đau dây thần kinh vai gáy. Cơn đau càng tăng lên khi người bệnh vận động, như đi, lại, ngồi lâu một chỗ, ho, hắt hơi, vận động cột sống cổ,… và có xu hướng giảm dần khi nghỉ ngơi. Có khi cơn đau nhanh chóng chấm dứt và không tái phát lại (đau mỏi vai gáy cấp tính), nhưng cũng có khi cơn đau kéo dài vài ngày, vài tháng (đau mỏi gáy, ù tai mãn tính).

Đau vai gáy khó thở

Bệnh đau vai gáy và khó thở không phải là một bệnh mà nó là tổ hợp của nhiều bệnh khác nhau. Hiện tượng khó thở có thể là do viêm họng hạt gây nên nhưng cũng không ngoại trừ khả năng đây là triệu chứng của bệnh suy tim, thiếu máu, tổn thương phổi diện rộng hoặc làm việc quá sức, lo lắng hay làm việc trong môi trường quá nóng, quá lạnh. Để biết chính xác cần thăm khám tại các cơ sở y tế chất lượng.

Nên làm gì khi bị đau vai gáy?

Việc điều trị đau vai gáy thường xuất phát từ nguyên nhân gây bệnh. Tùy thuộc vào tình trạng mà bạn đang gặp phải mà bác sĩ có thể đưa ra phương pháp điều thị thích hợp.

Thông thường việc kết hợp giữa sử dụng thuốc với các liệu pháp tại nhà sẽ mang đến kết quả điều trị khả quan hơn.

1. Sử dụng thuốc để khắc phục triệu chứng đau vai gáy

Khi bạn bị đau vài gáy, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc Tây để hỗ trợ làm dịu tình trạng đau nhức, điều trị đau vai gáy

Một số loại thuốc Tây có thể được bác sĩ chỉ định để khắc phục tình trạng đau vai gáy

Thuốc chống viêm không steroid

Nhóm thuốc này có tác dụng tốt trong giảm đau và giảm viêm. Có thể giúp hỗ trợ làm lành các tình trạng chấn thương mô mềm, viêm gân hay các chấn thương khác ở vùng vai gáy.

Một số loại thuốc chống viêm không steroid được dùng phổ biến như: Aspirin, Naproxen, Ibuprofen

Thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau như Acetaminophen, Paracetamol có thể sẽ giúp bạn đối phó với tình trạng đau vai gáy một cách hiệu quả.

Tuy nhiên, nhóm thuốc này thường gây các tác dụng phụ như ợ nóng, đau dạ dày… Cần báo ngay với bác sĩ khi bạn gặp các tác dụng ngoại ý khi dùng thuốc.

Ngoài ra, nếu cơ địa quá mẫn với thuốc giảm đau đường uống, bạn có thể tham khảo việc dùng gel hay kem giảm đau tại chỗ.

Thuốc giãn cơ: Loại thuốc này thường được chỉ định khi bạn bị đau vai gáy do căng cơ hoặc gặp tình trạng co thắt vùng vai gáy.

Các thuốc giãn cơ thông dụng, bao gồm: Baclofen, tizanidine, cyclobenzaprine

Nên làm gì khi bị đau vai gáy?

Việc sử dụng thuốc khi điều trị đau vai gáy cần có sự đồng ý từ bác sĩ chuyên môn

* Lưu ý: Tất cả các loại thuốc được dùng trong điều trị đau vai gáy cần phải sử dụng theo chỉ định từ bác sĩ. Tuyệt đối không thay đổi liều lượng hay tần suất khi bác sĩ chưa cho phép. Dùng thuốc không đúng kế hoạch có thể khiến bạn gặp phải các vấn đề nguy hiểm.

2. Các biện pháp hỗ trợ làm giảm đau vai gáy

  • Áp dụng các biện pháp hỗ trợ cùng với việc dùng thuốc sẽ khiến các triệu chứng đau vai gáy nhanh chóng được cải thiện hơn, chữa đau vai gáy
  • Bạn có thể sử dụng túi chườm để giảm triệu chứng đau vai gáy một cách nhanh chóng
  • Một số biện pháp được đề cập dưới đây sẽ giúp ích cho bạn:
  • Chườm nóng hay chườm lạnh: Đây là liệu pháp rất hữu hiệu khi bạn bị đau vai gáy, nhất là tình trạng đau nhức diễn ra lúc thức dậy. Có thể dùng túi giữ nhiệt chứa nước ấm để chườm nếu bạn bị co cứng cơ. Còn việc chườm đá nên được áp dụng khi xuất hiện biểu hiện sưng.
  • Điều chỉnh tư thế: Việc đứng, ngồi hay nằm ngủ đúng tư thế cũng có thể hỗ trợ bạn trong việc cải thiện triệu chứng đau vai gáy. Khi ngủ hãy chọn một chiếc gối có chiều cao phù hợp để không làm trầm trọng thêm tình trạng đau nhức vai gáy.
  • Massage: Đây cũng là cách tốt giúp bạn đẩy lùi cơn đau vai gáy. Bạn có thể xoa dầu nóng lên vùng vai gáy trước khi massage để nâng cao tác dụng.
  • Tránh vận động mạnh: Dành thời gian nghỉ ngơi, không mang vác nặng hay vận động mạnh sẽ làm giảm áp lực lên vùng vai gáy. Từ đó có thể làm giảm sự xuất hiện của những cơn đau.
  • Tập thể dục mỗi ngày: Những bài tập dành riêng cho vùng cổ vai gáy rất phù hợp cho bạn khi bị đau tại khu vực này. Tập luyện sẽ giúp cho cơ xương được giãn ra và trở nên linh hoạt hơn. Cần luyện tập với cường độ phù hợp với thể trạng để đạt kết quả tốt.

Bài viết đã cung cấp một số thông tin cơ bản về tình trạng đau vai gáy. Khi có dấu hiệu đau nhức ở vùng vai gáy bạn nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ để có cách điều trị thích hợp. Việc chậm trễ trong chữa trị sẽ gây nên những mối nguy hiểm khó lường.

Nên ăn gì khi bị đau vai gáy?

Thực phẩm giàu axit béo có lợi

Cá hồi, cá thu, tôm, cua, tảo biển, dầu cá là những thực phẩm giàu omega rất có lợi cho người bị đau xương khớp nói chung hay đau vai gáy nói riêng. Omega sẽ ức chế và ngăn ngừa các phản ứng viêm trong cơ thể và cải thiện tình trạng đau nhức của bệnh. 

Thực phẩm giàu vitamin

Vitamin C, D, E có tác dụng giảm thiểu cơn đau nhức xương khớp. Người bị đau vai gáy cần bổ sung vitamin này từ các rau củ quả có màu đỏ hay xanh đậm như cà chua, cà rốt, bí đỏ, bông cải xanh, cải bó xôi, cải bẹ xanh, dưa chuột, đu đủ, dâu tây, việt quất, kiwi… để hạn chế cơ thể được tăng cường sức đề kháng và giúp xương khớp chắc khỏe.

Nên làm gì khi bị đau vai gáy?

Không nên ăn gì khi bị đau vai gáy?

Các thực phẩm có khả năng gây thiếu hụt chất canxi

Thịt đỏ, nội tạng động vật; thức ăn có lượng đường và muối cao; các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá… là những thực phẩm có khả năng làm thất thoát các khoáng chất, đặc biệt là canxi trong cơ thể. Từ đó khiến xương khớp giảm độ chắc khỏe và trơ nên yếu ớt. 

Thực phẩm kích thích phản ứng viêm

Các thực phẩm có hàm lượng chất béo cao như bơ sữa, gà rán, khoai tây chiên, pizza, xúc xích,…khi đi vào cơ thể thường tạo ra một số chất có khả năng kích thích phản ứng viêm. Đồng thời thúc đẩy kết dính tiểu cầu, gây giãn tĩnh mạch hay xung huyết… nên khiến người bệnh càng bị đau nhiều hơn. 

Thực phẩm làm tăng lipit máu

Thịt mỡ, dăm bông, xúc xích, bơ các loại, bánh kẹo đồ ngọt… thường làm tăng lipit trong máu và gây nên các phản ứng viêm tấy ở mặt trong khớp khiến tình trạng bệnh càng trở nên trầm trọng hơn. 

Trên đây là tổng hợp những mẹo chữa đau mỏi vai gáy tại nhà rất hiệu quả mà bệnh nhân có thể áp dụng. Tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người mà có sự lựa chọn phương pháp điều trị cho phù hợp và nên tiến hành thăm khám với chuyên gia để được điều trị một cách tốt nhất.

Lụa Spa – Thân khỏe Tâm an.

Địa chỉ: 486/21A Phan Xích Long, Phường 3, Quận Phú Nhuận TP.HCM

Liên hệ: 098 971 53 56

Email: trilieu@luaspa.net

Website: luaspa.net – dieutridauvaigay.com

Fanpage: facebook.com/luaspadayanhuyettrilieu/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *