Những Loại Vitamin Nào Giúp Tăng Cường Sức Đề Kháng Mà Bạn Nên Biết?

vitamin nào giúp tăng cường sức đề kháng

Sức đề kháng chính là khả năng phòng vệ của cơ thể được tạo ra từ hệ thống miễn dịch. Nếu bạn sở hữu sức đề kháng tốt. Cơ thể của bạn sẽ ngăn chặn được những tác nhân gây hại từ môi trường xung quanh. Hoặc tìm cách loại bỏ và tiêu diệt virus nếu chúng đã xâm nhập vào bên trong. Vậy nên nếu bạn bị suy giảm sức đề kháng, bạn dễ dàng mắc bệnh. Bởi vì bị mất đi hàng rào bảo vệ hay lá chắn của cơ thể. Muốn nâng cao khả năng đề kháng, bạn cần cung cấp cơ thể đầy đủ dưỡng chất cũng như các loại vitamin thông qua các loại rau quả sử dụng hằng ngày. Vậy muốn biết vitamin nào giúp tăng cường sức đề kháng thì bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây cùng mình nhé.

Những nguyên nhân làm sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm

Một khi sức đề kháng của bạn bị suy yếu, hệ miễn dịch cũng trở nên mỏng manh và yếu ớt. Bạn dễ có khả năng mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Các nghiên cứu gần đây cho biết các yếu tố làm suy giảm sức đề kháng bao gồm:

Sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm
Sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm

Làm suy giảm hệ miễn dịch

Đây chính là nguyên nhân gây suy giảm sức đề kháng, bao gồm suy giảm miễn dịch tiên phát (khiếm khuyết về mặt di truyền, rối loạn tế bào mầm,…) và suy giảm miễn dịch thứ phát (do bức xạ X-quang, điều trị kìm tế bào, chấn thương, can thiệp phẫu thuật,…).

Ô nhiễm không khí

Khi hít phải khói bụi và hơi hóa chất,… phổi của bạn sẽ bị nhiễm bẩn. Các nghiên cứu đã phát hiện, không khí bẩn sẽ ngăn chặn sự tăng sinh của các lympho T (tế bào cần thiết của hệ miễn dịch) và lympho B (miễn dịch thể dịch) gây ra viêm nhiễm hô hấp.

Ăn các thức ăn chế biến sẵn

Nếu ăn quá nhiều đồ ăn nhanh, đóng hộp,… chứa nhiều đường, mỡ và muối. Điều này rất có hại cho cơ thể – các thực phẩm này sẽ làm suy yếu các lympho T và B là “đội quân” chủ lực chống lại bệnh tật.

>>> Xem thêm: BÍ QUYẾT LỰA CHỌN THỰC PHẨM CỦA NGƯỜI NỘI TRỢ THÔNG MINH

Thức quá khuya

Ngủ không đủ giấc, đặc biệt thức khuya sẽ làm cơ thể không thể sản xuất đủ melatonin trong khi ngủ. Dẫn đến hệ thống miễn dịch không tạo đủ tế bào bạch cầu để chống vi khuẩn. 

Stress

Thường xuyên căng thẳng, lo lắng khiến nồng độ hormone như testosterone và estrogen bị suy giảm. Gây mất thăng bằng và làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.

Lạm dụng kháng sinh

Sử dụng thuốc kháng sinh vô tội vạ là “con dao hai lưỡi”. Tuy khi uống kháng sinh sẽ mau hết nhanh nhưng khiến cơ thể người bệnh yếu hơn. Dễ mắc bệnh hơn vào những lần sau. Làm giảm khả năng tự chống chịu với vi khuẩn, virus.

Ai dễ bị suy giảm sức đề kháng?

vitamin nào giúp tăng cường sức đề kháng

Nếu chúng ta có lối sống không lành mạnh. Môi trường sống không tốt – bị ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước,.. và bị stress nhiều,…đặc biệt là: 

  • Người cao tuổi: Đây là đối tượng có khả năng mắc bệnh cao nhất, vì độ tuổi càng cao, hệ miễn dịch của đối tượng này ngày càng bị mài mòn, sức miễn dịch trở nên yếu ớt, già nua và chậm chạp trong việc chiến đấu với các con virus giống như người trẻ. 
  • Người mắc các bệnh mãn tính như: tim mạch, gan, đái tháo đường, phổi tắc nghẽn mãn tính, sử dụng thuốc (kháng sinh, thuốc chống viêm, corticosteroids, thuốc kháng miễn dịch, thuốc điều trị ung thư…), bị nhiễm các độc tố,…
  • Trẻ em: Trẻ em giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi được coi là khoảng trống miễn dịch của trẻ vì ở giai đoạn này hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn chỉnh. Trẻ dễ mắc các bệnh do sức đề kháng còn khá yếu. 
  • Phụ nữ mang thai: Phụ nữ đang mang thai cũng là đối tượng dễ bị suy giảm sức đề kháng tạm thời. Các mẹ bầu luôn phải đối mặt với nguy cơ bị nhiễm trùng cao và khi mắc bệnh thì dễ bị nặng và khó điều trị hơn người bình thường. Lý do là vì có nhiều loại thuốc chống chỉ định với phụ nữ mang thai.  
  • Người vừa mới khỏi bệnh: Khi vừa mới khỏi bệnh, đa số mọi người đều cảm thấy mệt mỏi, đắng miệng, ăn không ngon, chán ăn, tinh thần không vui vẻ,.. Đây chính là khoảng thời gian mà hệ miễn dịch cũng như sức đề kháng còn yếu. Tạo cơ hội thuận lợi xâm nhập vào cơ thể cho các loại vi khuẩn và virus.

Vitamin nào giúp tăng cường sức đề kháng?

Hệ miễn diện là yếu tố kiên quyết là vũ khí chống lại virus trong phòng tránh bệnh. Vì vậy, muốn giữ cho sức đề kháng luôn khỏe mạnh chống lại “thù trong giặc ngoài”. Mỗi cá nhân phải thiết lập một chế độ dinh dưỡng giàu vitamin và khoáng chất cho cơ thể:

Vitamin A

Rất quan trọng đối với hệ miễn dịch của mọi người. Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nếu bổ sung đầy đủ vitamin A có thể giúp giảm 23% tỉ lệ tử vong ở trẻ. Nếu một người thiếu vitamin A sẽ làm các tuyến ngoại tiết giảm bài tiết và giảm khả năng ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn. Bạn có thể tìm thấy vitamin A trong các loại thực phẩm như gấc, rau ngót, bí đỏ, gan động vật … 

vitamin nào giúp tăng cường sức đề kháng

 

Vitamin E

Chức năng của vitamin E là gia tăng sức đề kháng của cơ thể. Bằng cách bảo vệ tế bào khỏi các bệnh nhiễm khuẩn. Làm chậm tiến triển những bệnh về trí nhớ (Alzheimer). Ngoài ra còn bảo vệ vitamin A và chất béo của màng tế bào khỏi bị oxy hóa. Tham gia vào quá trình chuyển hóa tế bào. Vitamin E có nhiều trong các thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên như đậu tương, giá đỗ, vừng lạc, mầm lúa mạch, dầu hướng dương, dầu ô-liu và các loại rau có màu xanh đậm.

>>> Xem ngay: Cách chăm sóc da mặt bằng vitamin E

Vitamin C

Tác dụng của vitamin C là  tăng cường hệ miễn dịch. Vô cùng cần thiết cho các tế bào miễn dịch lympho T và bạch cầu. Từ đó làm tăng chức năng của hệ miễn dịch. Nếu cơ thể thiếu vitamin C, khả năng mắc các bệnh nhiễm khuẩn tăng lên. Tính thẩm thấu mao mạch cũng tăng lên, mạch dễ vỡ, da trở nên khô ráp. Nếu nạp đủ vitamin C, các globulin miễn dịch IgA và IgM tăng, hoạt tính của bạch cầu tăng. Kích thích chuyển dạng các lympho và giúp hình thành các bổ thể. Hơn 90% lượng vitamin C có trong các loại rau củ như rau ngót, rau dền, rau đay, rau mồng tơi,… và các loại trái cây khác như bưởi, đu đủ, quýt, cam, chanh,…

Vitamin D

Là một vitamin tan trong chất béo. Có liên quan đến các chức năng khác nhau của hệ thống miễn dịch. Đó là tiêu hóa, tuần hoàn và thần kinh. Nguồn chính của vitamin D là tổng hợp ở da dưới ảnh hưởng của bức xạ tia cực tím mặt trời B (UV-B) chiếm 80-90% và khoảng 10-20%. Do chế độ ăn uống, vì vậy, mỗi ngày cần tắm nắng từ 15-30 phút. Đồng thời tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu vitamin D như lòng đỏ trứng, hải sản, gan cá,…

vitamin nào giúp tăng cường sức đề kháng

Vitamin B

Trong các vitamin nhóm B, vai trò của folate (B9) và pyridoxin (B6) quan trọng hơn cả. Thiếu folate làm chậm sự tổng hợp của các tế bào tham gia vào các cơ chế miễn dịch. Trên thực tế ở trẻ em và phụ nữ mang thai, thiếu folate. Thường đi kèm thiếu sắt, tạo nên “bộ đôi” gây thiếu máu dinh dưỡng. Ngoài ra, thiếu pyridoxin làm chậm các chức năng miễn dịch, cả dịch thể và trung gian tế bào. Vitamin nhóm B có nhiều trong cám gạo, ngũ cốc, các loại hạt đậu, mè, mầm lúa mì,…

Có thể thấy tầm quan trọng của việc cơ thể được cung cấp đầy đủ các loại vitamin là rất cần thiết. Giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể chống lại việc dễ dàng bị các loại vi khuẩn, vi rút xâm nhập. Dân Trí 247 chúc bạn có thật nhiều sức khỏe và một sức đề kháng tốt để chống lại bệnh tật nhé!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *