Cơ Hội Giao Thương Xuất Khẩu Giữa 2 Nước Việt – Ấn

cơ hội giao thương nhập khẩu

Việt Nam và Ấn Độ thiết lập mối quan hệ đối tác song phương trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế. Tính đến nay, Ấn Độ là thị trường lớn nhất của nước ta tại khu vực Nam Á, trao đổi xúc tiến đầu tư có xu hướng tăng trưởng bền vững, nhờ đó cơ hội giao thương xuất khẩu giữa hai nước đạt được nhiều thành tựu và xuất hiện nhiều cơ hội tiềm năng.

 

Nền tảng mối quan hệ hữu nghị Việt Nam – Ấn Độ trên lĩnh vực kinh tế

 

Việt Nam và Ấn Độ có lịch sử hợp tác phát triển lâu bền, được đích thân chủ tịch Hồ Chí Minh cùng thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru thiết lập nền móng. Nhằm thúc đẩy mối quan hệ đôi bên cùng có lợi, cả hai nước đã đi tới quyết định trở thành Đối tác chiến lược, hỗ trợ và chia sẻ trên nhiều phương diện, nhất là các lĩnh vực chủ chốt.

cơ hội giao thương nhập khẩu

Trên lĩnh vực kinh tế, Ấn Độ tiếp tục góp mặt trong số 10 đối tác thương mại lớn nhất tại Việt Nam, với kim ngạch song phương khoảng 16%/năm. Đi cùng với sự phát triển cùng những điểm đến lý tưởng, Việt Nam đã và đang thu hút không ít các nhà đầu tư trên thế giới và các nhà đầu tư Ấn Độ cũng không phải ngoại lệ.

 

Triển vọng giao thương xuất khẩu song phương

 

Xuất, nhập khẩu với khả năng tăng mạnh

Kể từ khi Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN – ẤN ĐỘ được ký kết vào giai đoạn 2008-2009 và chính thức có hiệu lực từ 2010, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đạt 136% chỉ tính riêng năm 2010. Theo số liệu mới nhất vào tháng 7/2020, kim ngạch xuất khẩu song phương đạt trên 5 tỷ đô, chỉ tính riêng Việt Nam, con số lên tới 2,6 tỷ đô giá trị xuất khẩu vào thị trường Ấn Độ.

Các mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ ngày càng được mở rộng, tăng mức độ đa dạng về ngành và tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng ở thị trường Ấn Độ. Các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam gồm thiết bị, máy vi tính, linh kiện, máy móc,… Các mặt hàng nhập khẩu chủ lực bao gồm nguyên liệu dệt may, thức ăn gia súc, dược phẩm, chất dẻo nguyên liệu,…

Bên cạnh đó, sau khi hiệp định thương mại tự do EVFTA chính thức có hiệu lực, triển vọng thu hút đầu tư từ phía các doanh nghiệp Ấn Độ vào thị trường Việt Nam ngày càng được tăng cao, đặc biệt trong lĩnh vực thế mạnh như sản xuất bông hay vải dệt nhuộm. 

cơ hội giao thương Việt Ấn

Theo thống kê của Tổng kê của Tổng cục Hải quan, chỉ tính riêng trong tháng đầu năm 2021, Việt Nam xuất siêu sang thị trường Ấn Độ gần 150 triệu USD. Cụ thể, trị giá xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường này đạt 645,5 triệu USD, tăng hơn 49% so với cùng kỳ năm ngoái, nhập khẩu đạt 4959,5 triệu USD, tăng hơn 33%.

Chỉ tính mảng đầu tư, đến hiện tại Ấn Độ là quốc gia xếp thứ 26 trên 136 quốc gia và vùng lãnh thổ đã và đang đầu tư vào thị trường Việt Nam với tổng số 272 dự án tập trung vào các lĩnh vực như chế biến khoáng sản, khai thác dầu khí, công nghệ thông tin và nông sản. So với nhiều nước trên thế giới, Việt Nam đang cho thấy quá trình kiểm soát dịch tương đối tốt, nhờ đó đang trở thành một điểm đến tin cậy dành cho các nhà đầu tư nước ngoài, đón chào làn sóng chuyển dịch từ Trung Quốc.

Tăng cường khai thác thế mạnh, mở rộng cơ hội giao thương xuất khẩu hai nước

Mặc dù xuất hiện nhiều khó khăn về khoảng cách địa lý, giao thông, điều kiện cơ sở hạ tầng, sự khác biệt về văn hóa, các cơ chế cùng nhiều rủi ro khác nhưng với tiềm năng và sức mua lớn của thị trường đông dân như Ấn Độ cũng hướng tới một cơ hội hợp tác đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Tại hội nghị giao thương trực tuyến Việt Nam – Ấn Độ trong bối cảnh dịch Covid 19 đang còn những diễn biến phức tạp vào ngày 12-6-2020, đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Pranay Verma đã đồng tình với những sáng kiến của ban đại diện Việt Nam đối với kế hoạch mở rộng cơ hội giao thương giữa các doanh nghiệp hai nước. Cụ thể, để được hưởng những lợi ích từ EVFTA, sau khi được xóa bỏ thuế quan 77,3% kim ngạch xuất khẩu Việt Nam, 22,7% kim ngạch xuất khẩu còn lại tiếp tục được xóa bỏ trong vòng 7 năm, hay nói cách khác để được những ưu đãi từ thuế quan thì mặt hàng dệt may Việt Nam phải được sản xuất từ vải có xuất xứ từ Việt Nam, doanh nghiệp Ấn Độ cần tích cực đầu tư vào thị trường Việt Nam trong những lĩnh vực có ưu thế nổi trội như dệt may, sản xuất vải,…

cơ hội giao thương

Điểm nổi bật trong thị trường Ấn Độ là tổng quy mô ngành dệt may lên đến 140 tỷ USD, chỉ tính gia trị xuất khẩu chiếm tới 40 tỷ USD. Điều này sẽ mang lại nhiều cơ hội giao thương xuất nhập khẩu to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam muốn thâm nhập vào thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó, tổng quy mô ngành dệt may Việt Nam là 45 tỷ USD cũng tạo nhiều cơ hội cho doanh nghiệp trong nước nhận được những lợi thế khi nhập khẩu các loại nguyên phụ liệu dệt may, nông nghiệp, dược phẩm,…

Nhận thấy được tầm quan trọng của xu hướng toàn cầu hóa, chính phủ cả hai nước đã và đang tạo nhiều điều kiện thuận lợi thúc đẩy đầu tư và xúc tiến thương mại, tăng cường quá trình trao đổi, kết nối Việt – Ấn. Từ đó, đưa quan hệ đối tác song phương tăng lên 15-20 tỷ USD. Đứng trước những tiềm năng to lớn của thị trường nước ngoài và vai trò quan trọng của thị trường trong nước, Việt Nam đang nỗ lực, ra sức thực hiện những chính sách thúc đẩy quá trình giao thương xuất khẩu, phát triển nội khối và phát triển mối quan hệ chiến lược với các nước trong khu vực mà trong đó có Ấn Độ.

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về cơ hội giao thương nhập khẩu Việt – Ấn thì đừng ngần ngại liên hệ với IICCI nhé!

Nguồn: iiccivietnam.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *