3 Cách Giải Quyết Tình Huống Tranh Chấp Trong Kinh Doanh

Giải quyết các tình huống tranh chấp trong kinh doanh luôn là một điều cần thiết. Dù là với bất kỳ hình thức nào thì mục đích chính cũng là giảm các xung đột giữa các bên liên quan lại với nhau.

Thế nào là giải quyết tranh chấp trong kinh doanh

tình huống tranh chấp trong kinh doanh

Có thể hiểu rằng giải quyết tranh chấp trong kinh doanh chính là cách thức hay các phương pháp để điều chỉnh các bất đồng. Hay các xung đột nhằm khắc phục cũng như loại trừ các tranh chấp đã phát sinh. Mục đích chính là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể kinh doanh. Đồng thời bảo vệ trật tự kỷ cương trong xã hội này.

Ý nghĩa của việc giải quyết các tình huống tranh chấp trong kinh doanh

  • Bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp giữa các bên. Giải tỏa đi sự nặng nề về tâm lý, cũng như duy trì, củng cố quan hệ hợp tác giữa các bên tranh chấp với nhau.
  • Đảm bảo được sự bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh với nhau và giữa các công dân trước pháp luật. Góp phần gìn giữ trật tự, kỷ cương, pháp luật và thiết lập lại sự cân bằng cho mọi người.
  • Mong muốn giải quyết tranh chấp , thuận tiện là điều kiện tối thiểu để tạo dựng nên môi trường kinh doanh lành mạnh. Đảm bảo quyền tự do giữa các công dân với nhau.
  • Thông qua sự việc giải quyết tình huống tranh chấp, đánh giá đã được áp dụng pháp luật vào trong kinh doanh thì cũng chỉ ra những bất cập, tạo định hướng cho việc hoàn thiện pháp luật về những hoạt động kinh doanh. Hay tạo ra những hành lang pháp lý cho hoạt động kinh tế phát triển theo đúng mong muốn của nhà nước và xã hội.

Những yêu cầu thuận lợi cho việc giải quyết các tình huống tranh chấp trong kinh doanh

  • Thời gian nhanh chóng, thuận lợi. Không làm ảnh hưởng hoặc làm gián đoạn các hoạt động kinh doanh và đúng pháp luật
  • Có thể khôi phục và duy trì các mối quan hệ hợp tác, uy tín giữa các bên kinh doanh cũng như giữ bí mật kinh doanh với nhau.
  • Chi phí thấp là một lợi thế, giúp doanh nghiệp không cần phải tốn quá nhiều phí cho những hoạt động như thế này.
  • Phán quyết phải chính xác và có khả năng thi hành cao.

4 Hình thức dùng để giải quyết các tình huống tranh chấp trong kinh doanh mà bạn cần áp dụng

Thương lượng

Khái niệm

Đây là một hình thức giải quyết các tình huống tranh chấp mà trong đó các bên tranh chấp phải tự đưa ra những giải pháp và thỏa hiệp với nhau để giải quyết các bất đồng. Điểm đặc biệt chính là khi giải quyết thì sẽ không cần tới sự có mặt của bất cứ một bên thứ ba nào. Hay cũng chẳng phải tuân theo bất kỳ một quy thủ bắt buộc nào cả.

Đặc điểm

tình huống tranh chấp trong kinh doanh

Có 2 đặc điểm chính:

  • Thương lượng là một hình thức giải quyết tranh chấp mang tính tự phát và không bị ràng buộc bởi thủ tục pháp lý.
  • Đặc trưng ở hình thức này chính là tự giải quyết. Việc giải quyết dưới hình thức này được thực hiện mà không hề có mặt của bên thứ ba nào. Các bên tranh chấp ngồi lại cùng nhau để trao đổi, bàn bạc để đi đến những thỏa hiệp chung với nhau để có thể chấm dứt đi những xung đột.

Ưu điểm:

  • Tiết kiệm được cho công ty một khoản chi phí, tiền bạc và thời gian.
  • Giữ được các bí mật trong hoạt động kinh doanh.
  • Giữ sự uy tín cho các bên liên quan.

Hòa giải

Khái niệm

tình huống tranh chấp trong kinh doanh

Hòa giải là hình thức giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh thông qua sự tham gia của bên thứ 3 độc lập. Đây là do hai bên cùng chấp nhận hoặc đơn giản chỉ là giữ vai trò là trung gian để hỗ trợ cho các bên tìm được giải pháp phù hợp. Nhằm chấm dứt tình trạng xung đột, mâu thuẫn đang  tồn tại giữa các bên liên quan.

Đặc điểm

  • Tranh chấp thông qua việc hòa giải phải được xuất phát từ sự nguyện của các bên tranh chấp.
  • Bên thứ 3 có thể là: cá nhân, tổ chức, luật sư, cơ quan tư vấn,…
  • Điều kiện của bên thứ 3:  uy tín, có tầm ảnh hưởng lớn, tạo độ tin cậy cao cho các bên liên quan đến tranh chấp.

Ưu điểm

  • Đảm bảo bí mật trong khi tranh chấp xảy ra.
  • Quy trình hòa giải không bị ràng buộc bởi những quy tắc tố tụng chặt chẽ.

Trọng tài thương mại

Khái niệm

Là hình thức giải quyết tranh chấp do các bên liên quan và phải tuân theo những quy định đã đề ra. Các bên phải tiến hành theo quy định về trình tự thủ tục tố tụng theo quy chế của trọng tài có thẩm quyền.

Đặc điểm

  • Thông qua bên thứ ba độc lập để có thể chấm dứt những bất đồng xoay quanh việc xung đột giữa các bên bằng việc thực hiện những phán quyết từ trọng tài.
  • Được tiến hành bởi một trọng tài viên duy nhất hay cũng có thể là một hội đồng nào đó tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa các bên liên quan.

Ưu điểm

  • Đảm bảo được quyền tự do định đoạt của các bên tham gia cao hơn so với quyền trong giải quyết tranh chấp thương mại.
  • Có quyền lựa chọn trọng tài viên và lựa chọn trung tâm trọng tài, địa điểm để giải quyết tranh chấp trong kinh doanh.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ:

Công ty Luật TNHH Quốc tế An Phú.

Địa chỉ: Lầu 9, 163 Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3, Tp.HCM.

SĐT: 028 6656 1770 hoặc 0966309023

Nguồn: luatanphu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *