4 Phương Thức Giải Quyết Tranh Chấp Kinh Doanh Theo Quy Định Pháp Luật 

Tranh chấp kinh doanh là tranh chấp thường xuyên diễn ra trong các hoạt động kinh tế thị trường. Hiện nay, có 4 phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh. Nếu bạn đang vướng phải tranh chấp này, hãy theo dõi bài viết dưới đây cùng Luật An Phú để hiểu về các phương thức giải quyết nó nhé!

tranh-chap-kinh-doanh

Tranh chấp trong kinh doanh là gì?

Tranh chấp trong kinh doanh là sự bất đồng chính kiến, sự mâu thuẫn hay xung đột về mặt lợi ích, về quyền và nghĩa vụ phát sinh giữa các chủ thể tham gia vào các quan hệ kinh doanh

Đặc điểm tranh chấp trong kinh doanh 

Tranh chấp trong kinh doanh phản ánh những bất đồng chính kiến, xung đột liên quan đến lợi ích, quyền và nghĩa vụ phát sinh hoặc sự bất đồng về một hiện tượng nào đó phát sinh giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ kinh doanh 

Đây là tranh chấp luôn gắn liền với hoạt động kinh doanh giữa các chủ thể – hoạt động phát sinh trong khi thực hiện các công đoạn của quá trình đầu tư từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện các dịch vụ trên thị trường nhằm mục tiêu lợi nhuận

Tranh chấp diễn ra khi có ít nhất một chủ thể tranh chấp và phải liên quan đến kinh doanh 

Yêu cầu khi tiến hành giải quyết 

Khi giải quyết tranh chấp trong kinh doanh cần phải đảm bảo các yếu tố sau:

– Nhanh chóng, dứt khoát nhằm hạn chế đối đa làm gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh 

– Đảm bảo tính dân chủ trong khi giải quyết tranh chấp 

– Bảo vệ uy tín của các bên tham gia trên thị trường

– Đảm bảo yếu bí mật trong kinh doanh thương mại 

– Đạt hiệu quả cao nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp giữa các bên tham gia 

Các phương thức giải quyết

Nếu có tranh chấp xảy ra, tùy thuộc vào tính chất, đặc điểm, điều kiện mà các bên lựa chọn các hình thức giải quyết khác nhau. 4 phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại được áp dụng phổ biến hiện nay gồm: 

Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng 

Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng là phương thức giải quyết đầu tiên trong quá trình giải quyết tranh chấp. Phương thức này thể hiện ở việc các bên xảy ra tranh chấp chủ động gặp gỡ nhau để bàn bàn bạc, thỏa thuận về nghĩa vụ và quyền lợi giữa các bên 

Đây là phương thức được nhiều chủ thể ưu tiên lựa chọn ngay khi có tranh chấp xảy ra vì nó không chịu bất kỳ điều chỉnh nào của pháp luật, không bị gò bó những quy định về quy trình tổ chức buổi thương lượng, vì các bên sẽ tự tổ chức thương lượng với nhau. Cũng do không có sự điều chỉnh của quy định pháp luật nên không phải chịu sự cưỡng chế thi hành đối với kết quả thương lượng  

tranh-chap-kinh-doanh

Giải quyết bằng hình thức hòa giải

Đây là hình thức hòa giải có sự tham dự của một bên thứ ba làm trung gian hỗ trợ các bên giải quyết tranh chấp

So với việc thương lượng, các bên sẽ thỏa thuận chọn ra một bên trung gian, độc lập có kinh nghiệm, kỹ năng giải quyết tranh chấp để đưa ra những lời khuyên về nghĩa vụ và quyền lợi giữa các bên 

Ý kiến của người hòa giải chỉ mang tính chất tham khảo. Kết quả của phiên hòa giải không phải của người hòa giải mà là sự thỏa thuận giữa các bên tranh chấp 

Hình thức hòa giải cũng được nhiều người ưu tiên lựa chọn vì thủ tục nhanh chóng, ngắn gọn, chi phí thấp, các chủ thể có quyền định đoạt, không ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác giữa các bên, giữ kín được bí mật kinh doanh.

tranh-chap-kinh-doanh

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài  

Trong phương thức này sẽ có một bên trung gian, độc lập xuất hiện là Hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên nhằm giải quyết các tranh chấp bằng việc đưa ra phán quyết có giá trị bắt buộc thi hành giữa các bên 

Ưu điểm: Giải quyết tranh chấp về kinh doanh thương mại bằng phương thức này sẽ có tính linh hoạt, tạo quyền chủ động cho các bên tranh chấp, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, thủ tục có thể được rút ngắn, đảm bảo bí mật trong kinh doanh. Đồng thời, phán quyết của trọng tài đưa ra sẽ mang tính bắt buộc các bên tranh chấp thi hành và thời gian thực hiện 

Nhược điểm: Chi phí tương đối cao, vụ việc càng kéo dài thì chi phí càng cao. Việc thi hành phán quyết không phải lúc nào cũng thuận lợi 

tranh-chap-kinh-doanh

Thủ tục giải quyết tranh chấp 

Thủ tục sẽ bắt đầu tiến hành khi trọng tài nhận được đơn kiện của nguyên đơn, sẽ bắt đầu theo trình tự sau 

– Chọn và chỉ định trọng tài viên

– Tiến hành công tác điều tra trước khi đưa ra xét xử 

– Chọn ngày xét xử 

– Tiến hành xét xử

– Kết thúc xét xử 

Giải quyết bằng Tòa án 

Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án là phương thức có sự tham gia giải quyết của Tòa án nhân dân. Vì thế quy trình giải quyết phải tuân thủ chặt chẽ quy định của pháp luật. Đồng thời, quyết định của tòa án được đảm bảo thi hành bằng hệ thống cơ quan thi hành án của nhà nước 

Thủ tục giải quyết tranh chấp tại Tòa án 

– Thụ lý hồ sơ của vụ kiện 

– Phân công thẩm phán phụ trách sự kiện 

– Tiến hành hòa giải 

– Xét xử sơ thẩm 

– Nếu bản án bị kháng cáo sẽ tiến hành xét xử phúc thẩm 

– Thi hành án

Trong thực tiễn khi tiến hành các hình thức thương lượng, hòa giải, trọng tài không mang lại kết quả thì các chủ thể mới lựa chọn hình thức đến Tòa giải quyết, vì tính phức tạp, thiếu tính linh hoạt của quy trình giải quyết tại Tòa án 

Trên đây là những chia sẻ về các phương pháp giải quyết tranh chấp trong kinh doanh của Luật An Phú gửi đến bạn đọc. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào khác liên quan đến tranh chấp, hãy liên hệ với Luật An Phú để được giải đáp chi tiết. 

Địa chỉ: Lầu 9, 163 Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3, Tp.HCM

SĐT: 028 6656 1770 hoặc 0966309023

Có thể bạn quan tâm >>

Nguồn: luatanphu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *