5 Bước Thủ Tục Trong Thừa Kế Quyền Sử Dụng Đất

Hiện nay, một số người dân gặp rất nhiều rắc rối đối với vấn đề chia thừa kế, thường là họ chỉ nghĩ đơn giản cha mẹ mình mất đi thì hiển nhiên phần tài sản đó sẽ thuộc về mình, hay là mình chỉ cần có tên trong sổ hộ khẩu gia đình thì sẽ được quyền hưởng phần tài sản của cha mẹ, người thân để lại.

Vậy để giúp cho người dân hiểu rõ hơn và bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình, CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ AN PHÚ (Anphulaw) xin giới thiệu một số quy định pháp luật về thừa kế, đặc biệt là theo pháp luật đối với quyền sử dụng đất cụ thể như sau:

Thừa kế là gì?

Thừa kế là việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ từ một người đã chết sang một cá nhân khác.

thừa-kế-quyền-sử-dụng-đất

Có hai dạng thừa kế, thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật

  • Thừa kế theo di chúc là việc chuyển dịch tài sản của người chết dựa theo nguyện vọng khi còn sống của người đó cho người khác. Di chúc đó có thể được lập bằng văn bản hoặc bằng miệng.
  • Thừa kế theo pháp luật là khi người chết không có nguyện vọng để lại tài sản cho ai, thì việc phân chia tài sản sau khi người đó chết sẽ theo hàng thừa kế tại quy định của pháp luật.

Anphulaw sẽ giới thiệu sâu hơn về thừa kế theo pháp luật cụ thể:

Theo quy định tại Điều 651 của Bộ luật dân sự 2015 các hàng thừa kế theo pháp luật được chia cụ thể như sau:

–            Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

–            Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

thừa-kế-quyền-sử-dụng-đất

Thủ tục để nhận thừa kế theo pháp luật

Đối với việc thừa kế theo pháp luật thì cần thực hiện các thủ tục sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân gồm: Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, giấy chứng tử… của những người được thừa kế
  • Tường trình quan hệ nhân thân (liên hệ UBND Phường, xã để xác lập).
  • Giấy chứng tử của người chết.

Bước 2: Liên hệ văn phòng công chứng

Liên hệ văn phòng công chứng để niêm yết hồ sơ tại UBND phường, xã nơi có di sản thừa kế trong thời hạn 15 ngày.

Bước 3: Văn bản thỏa thuận

Sau thời hạn niêm yết 15 ngày nếu không có khiếu nại, tố cáo thì VPCC sẽ ra “Văn bản thỏa thuận phân chia di sản” thừa kế cho người yêu cầu.

thừa-kế-quyền-sử-dụng-đất

Bước 4: Nộp hồ sơ

Liên hệ UBND Quận, Huyện nơi có di sản thừa kế để nộp hồ sơ chia di sản thừa kế, cùng với thành phần hồ sơ nêu tại Bước 1 ở trên thì người được thừa kế cung cấp thêm một số giấy tờ sau:

  • Bản chính Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.
  • Tờ khai thuế thu nhập cá nhân
  • Tờ khai lệ phí trước bạ

 Bước 5: Nhận Kết quả

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ thuế (nếu có) người được thừa kế liên hệ với UBND Quận, Huyện để nhận lại kết quả là di sản đã được chia thừa kế cho những người được hưởng thừa kế.

Trên đây là quy định chi tiết về việc chia thừa kế theo pháp luật để người dân tham khảo, nếu người dân muốn biết thêm thông tin hay cần chúng tôi hỗ trợ – hãy liên hệ với CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ AN PHÚ tại địa chỉ: Lầu 9, 163 Hai Bà Trưng, P. 6, Q.3, TP.HCM để được tư vấn và thực hiện các thủ tục pháp lý trên.

Nguồn: luatanphu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *