Các Hình Thức Đầu Tư Tại Việt Nam

Trong thời đại kinh tế thị trường phát triển, nhất là ở các nước đang phát triển như Việt Nam thì nhu cầu về tiếp nhận các nguồn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam rất lớn. Thông qua tiếp nhận đầu tư của vốn đầu tư nước ngoài, sẽ giúp Việt Nam tiếp nhận vốn đầu tư có điều kiện thuận lợi để tiếp cận và thâm nhập thị trường quốc tế, mở rộng thị trường xuất khẩu, thích nghi nhanh hơn với các thay đổi trên thị trường thế giới…

Việc thu thút vốn đầu tư nước ngoài có vai trò làm cầu nối và thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, một nhân tố đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới. Nhận thấy tầm quan trọng của việc thu hút nguồn vốn nước ngoài, Luật đầu tư 2014 đã mở rộng các hình thức đầu tư nhằm tạo sự dễ dàng cho nhà đầu tư nước ngoài khi muốn đầu tư vào Việt Nam.

đầu-tư-nước-ngoài

Công ty Luật TNHH Quốc Tế An Phú là một tổ chức hành nghề chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý về tư vấn doanh nghiệp, tư vấn đầu tư và tham gia tố tụng. Nay, chúng tôi cung cấp thông tin đến quý khách hàng về quy định của pháp luật trong việc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

Nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam, tùy thuộc vào nhu cầu, khả năng của bản thân nhà đầu tư, từ đó nhà đầu tư sẽ lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp với mình.

Theo quy định của Luật Đầu Tư; nhà đầu tư nước ngoài  khi thực hiện đầu tư vào Việt Nam cần phải thực hiện thủ tục đầu tư và đáp ứng các điều kiện theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;

c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.

đầu-tư-nước-ngoài

Thành lập tổ chức kinh tế

Để thành lập tổ chức kinh tế, điều kiện mà nhà đầu tư nước ngoài cần phải đáp ứng là phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và phải đáp ứng các điều kiện về tỷ lệ vốn theo quy định của pháp luật về chứng khoán, về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, các điều kiện như sau:

– Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ quy định tại khoản 3 Điều 22 luật đầu tư 2014;

– Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp

Ngoài việc đầu tư thông qua hình thức thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư còn được quyền đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế.

Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức

+ Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần

+ Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh

+ Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc hai trường hợp trên.

đầu-tư-nước-ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức

+Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông

+ Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn

+ Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh

+ Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp trên.

Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài theo các hình thức trên phải đáp ứng các điều kiện được quy định trong Luật Đầu tư

Đầu tư theo hình thức hợp đồng đối tác công tư (PPP)

Đây là hình thức đầu tư mới được quy định trong Luật Đầu tư 2014. Khi thực hiện đầu tư theo hình thức này, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án ký kết hợp đồng PPP với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công. Lĩnh vực, điều kiện, thủ tục thực hiện dự án đầu tư theo hình thức này được quy định chi tiết tại Nghị định 15/2015/NĐ-CP của Chính phủ; một số loại hợp đồng PPP: BOT: Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao; BTO: Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh; BT: Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao; BOO: Hợp đồng Xây dựng – Sở hữu – Kinh doanh,…

đầu-tư-nước-ngoài

Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)

Đây là hình thức đầu tư theo Hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.  Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.

Theo quy định tại Điều 28 Luật Đầu tư năm 2014, Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước với nhau thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về dân sự; hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước và ngoài nước hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thì phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định.

Hình thức đầu tư này đang ngày càng được nhà đầu tư trong và ngoài nước lựa chọn khi thực hiện các hoạt động đầu tư bởi ưu điểm nổi bật là không yêu cầu phải thành lập pháp nhân, nhà đầu tư và đối tác có thể thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ thông qua hợp đồng một cách linh hoạt, tiết kiệm được thời gian, chi phí cho việc thành lập và duy trì hoạt động của một pháp nhân mới.

Quý Khách hàng có nhu cầu thực hiện các thủ tục pháp lý vui lòng liên hệ với Luật An Phú chúng tôi tại địa chỉ 163 Hai Bà Trưng, phường 6, quận 3, TP. Hồ Chí Minh để được tư vấn.

Nguồn: luatanphu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *