Khiếu Nại Và Khởi Kiện Hành Vi Hành Chính

Trong quá trình liên hệ với Cơ quan Nhà Nước khách hàng sẽ gặp trường hợp công chức Nhà Nước sách nhiễu hay từ chối thực hiện thủ tục hành chính mặc dù khách hàng đã đáp ứng đủ mọi điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính trên. Hành vi trên của công chức Nhà Nước là hành vi hành chính.

Khoản 2 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính quy định Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.

Hành vi hành chính sẽ được phân biệt thành hành vi hành động và hành vi không hành động

  • Hành vi hành động đó được thể hiện dưới dạng là các hành vi công như việc cán bộ, công chức thực hiện việc hòa giải tại địa phương hoặc thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn….Nhưng khi thực hiện nhiệm vụ, cán bộ, công chức ghi sai tên của người tiến đang ký kết hôn làm ảnh hưởng đến người dân thì hành vi hành chính sai đó là hành vi hành động.
  • Hành vi không hành động hành vi của người hoặc cơ quan có thẩm quyền không thực hiện công vụ theo quy định của pháp luật, nó được thể hiện dưới dạng họ không thực hiện nhiệm vụ được giao: Cũng với hành vi thực hiện việc đăng ký kết hôn cho người dân; ở trên đối với hành vi hành động thì họ vẫn thực hiện nhưng họ thực hiện sai, còn đối với hành vi không hành động là họ sử dụng nhiều lý do để từ chối thực hiện việc đăng ký kết hôn cho người dân

Khi gặp những trường hợp trên, khách hàng có thể khiếu nại đến cấp trên trực tiếp của cán bộ, công chức thực hiện hành vi hành chính đó. Trường hợp có Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà khách hàng không đồng ý thì có quyền khiếu nại lần, Nếu như khách hàng vẫn không đồng ý với Quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 thì khách hàng có thể khởi kiện Hành vi hành chính đó tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

hanh-vi-hanh-chinh

Khởi kiện tại Tòa án

Khi tiến hành khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền, khi hành vi hành chính đang xảy ra và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng thì khách hàng có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Theo quy định tại Điều 70, 71 Bộ Luật Tố tụng hành chính thì đối với Hành vi hành chính có thể áp dụng các biện pháp sau đây: Tạm dừng việc thực hiện hành vi hành chính; Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định. Khi vụ án được đưa ra xét xử thì theo quy định tại khoản 2 Điều 193 Bộ Luật Tố tụng hành chính thì Hội đồng xét xử có thẩm quyền:

a) Bác yêu cầu khởi kiện, nếu yêu cầu đó không có căn cứ pháp luật;

……….

c) Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên bố hành vi hành chính là trái pháp luật, tuyên hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định giải quyết khiếu nại có liên quan (nếu có); buộc cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước chấm dứt hành vi hành chính trái pháp luật;……”

Ngoài ra nếu có thiệt hại trên thực tế do hành vi hành chính trái pháp luật gây ra, khách hàng có quyền đưa ra yêu cầu Tòa án buộc cơ quan, tổ chức bồi thường thiệt hại, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị xâm phạm do hành vi hành chính trái pháp luật gây ra.

hanh-vi-hanh-chinh

Luật An Phú

An Phú Law là đơn vị chuyên nghiệp và sẵn sàng cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho người dân/khách hàng thông qua việc tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng bảo vệ quyền là lợi ích hợp pháp của người dân/khách hàng trong vụ án hành chính tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Quý Khách hàng có nhu cầu thực hiện các thủ tục pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi tại địa chỉ 163 Hai Bà Trưng, phường 6, quận 3, TP. Hồ Chí Minh để được tư vấn.

Nguồn: luatanphu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *