Một Số Tình Huống Bán Tài Sản Sau Khi Có Bản Án

Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật thì người bị đơn thường sẽ bán hay chuyển nhượng tài sản. Vậy bán tài sản sau khi có bản án có bị cho là hành động tẩu tán tài sản hay không? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây nhé!

 

Sau khi có bản án có được chuyển nhượng tài sản hay không?

Căn cứ vào Điều 24 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định và hướng dẫn một số điều của Luật Thi hành án dân sự như sau:

“Từ thời điểm có bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Nếu người thi hành án có hành động chuyển đổi, tặng cho, bán, chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố tài sản cho người khác mà không sử dụng khoản tiền thu được để thi hành án. Và không có tài sản khác hoặc tài sản khác không đủ để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án thì tài sản đó vẫn bị kê biên, xử lý để thi hành án. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”

Kê biên tài sản là gì?

  • Kê biên tài sản là một biện pháp cưỡng chế của nhà nước áp dụng đối với bị can, bị cáo. Mà đối tượng này có thể bị phạt tiền theo quy định của Bộ luật hình sự. Hoặc phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. 
  • Tòa án hay là Chấp hành viên sẽ là người tiến hành kê khai từng loại tài sản. Sau đó giao cho chủ tài sản hoặc thân nhân của họ bảo quản để tránh trường hợp tẩu tán, phá hủy. Điều này nhằm giúp cho việc xét xử, thi hành án và các quyết định khác được diễn ra thuận lợi, đúng với pháp luật.

Khi kê biên tài sản, nếu có sự tranh chấp thì Chấp hành viên phải thông báo cho đương sự biết. Và người có tranh chấp phải thực hiện theo quy định Khoản 1 Điều 75 Luật Thi hành án dân sự.

>>> Tranh Chấp Đất Đai Là Gì Và Những Điều Bạn Cần Biết

Một số tình huống tham khảo

Tình huống 1: Chuyển nhượng tài sản sau khi có bản án có phải là hành vi tẩu tán tài sản hay không?

Ông A là bị đơn trong một vụ kiện dân sự. Toà án có quyết định ông A phải trả cho nguyên đơn 500 triệu đồng. Ông A đã tiến hành chuyển nhượng tài sản sau khi có bản án đó là chiếc ô tô. Nhưng hành động này của ông đã bị nguyên đơn khởi kiện vì cho rằng ông đang tẩu tán tài sản. Vậy hành động này của ông A có bị cho là hành vi tẩu tán tài sản hay không?

Giải đáp tình huống

Trong trường hợp này, nếu ông A thực hiện bán tài sản sau khi có bản án. Mà ông dùng số tiền sau khi thu được dùng để thi hành án thì sẽ không được xem là tẩu tán tài sản. 

Còn trong trường hợp chuyển nhượng tài sản sau khi bản án có hiệu lực pháp luật. Mà số tiền thu được không dùng để thi hành án thì sẽ được xem là tẩu tán tài sản.

bán tài sản sau khi có bản án

Tình huống 2: Tài sản đang bị kê biên có được thỏa thuận mua bán hay không?

Có một vụ án được xét xử vào ngày 23/5/2017 như sau: Bà T phải trả cho ông K số tiền là 60 triệu đồng. Căn cứ vào đơn yêu cầu thi hành án, Chi cục thi hành án ra quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu của đương sự. 

Qua quá trình xác minh thì biết được rằng nhà bà T có 4 nhân khẩu. Hộ được cấp quyền sử dụng đất các thửa sau: thửa 121, thửa 160. Trong đó, thửa 160 hiện đang thế chấp tại ngân hàng. Chấp hành viên đưa ra thông báo về việc xác định quyền sở hữu và sử dụng khối tài sản này. Mỗi người được hưởng ¼ giá trị diện tích đất.

Chấp hành viên quyết định cưỡng chế, kê biên tài sản thửa đất 121 cùng các tài sản gắn liền với đất. Chấp hành viên tiến hành ký hợp đồng thẩm định giá trị tài sản. Và thông báo quyền ưu tiên mua tài sản thuộc sở hữu chung và tiến hành lập biên bản với bà T.

Bà T trình bày như sau: Vào ngày 9/9/2012 bà có tiến hành chuyển nhượng quyền sử dụng thửa đất 121 cho bà B. Với giá trị là 40 triệu đồng bằng giấy tay và chưa làm thủ tục sang tên. Cũng như chưa có công chứng hay chứng thực và chưa tiến hành giao đất.

Ví lý do thửa đất đang bị kê biên nên bà B yêu cầu Tòa án giải quyết theo Điều 75 Luật Thi hành án dân sự. Ngày 24/8/2018, Chấp hành viên đưa ra quyết định hoãn. Ngày 10/11/2018, Tòa án quyết định công nhận thỏa thuận giữa bà B và bà T về việc tiếp tục thực hiện việc chuyển nhượng sử dụng đất trước đó.

>>> Quy Định Về Thi Hành Án

 

chuyển nhượng tài sản sau khi có bản án

Giải đáp tình huống

Tuy hợp đồng chuyển nhượng được thực hiện trước ngày có bản án. Nhưng hợp đồng này chưa được lập thành văn bản theo quy định, chưa thực hiện công chứng, chứng thực. Và chưa làm thủ tục sang tên và thực thực hiện giao đất. 

Do đó, Tòa án đã quyết định việc thỏa thuận được tiếp tục thực hiện hợp đồng chuyển nhượng đất là không đúng quy định. Vì đó hành động vi phạm điều cấm của luật. Đồng thời cũng có ảnh hưởng đến quyền lợi của người thi hành án. Vì tài sản chuyển nhượng đó đã bị kê biên.

Với tình huống này bà T không được thực hiện chuyển nhượng tài sản sau khi có bản án. Mặc dù hợp đồng chuyển nhượng được thực hiện trước ngày có bản án.

Trên đây là một số tình huống và cách giải quyết mang tính chất tham khảo mà Luật An Phú đã đưa ra. Nếu bạn còn thắc mắc về vấn đề Tài sản chuyển nhượng sau khi có bản án thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi.

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, và giải quyết các vấn đề của Quý khách hàng

  • Thông tin liên hệ: Công ty Luật TNHH Quốc tế An Phú.
  • Địa chỉ: Lầu 9, 163 Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3, Tp.HCM.
  • SĐT: 028 6656 1770 hoặc 0966309023

Nguồn: luatanphu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *