Những Điều Cần Biết Về Tranh Chấp Hợp Đồng Tín Dụng

Bạn đang gặp vấn đề về tranh chấp hợp đồng tín dụng. Bạn vẫn chưa biết giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng cách nào? Đừng quá lo lắng, hãy cùng Luật An Phú tìm hiểu chi tiết về vấn đề tranh chấp hợp đồng tín dụng nhé.

Tìm hiểu về tranh chấp hợp đồng tín dụng

Tranh chấp tín dụng (TCTD) được hiểu là tranh chấp về các hợp đồng tín dụng. Bao gồm: hợp đồng cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các hợp đồng tín dụng khác.

Đối với hợp đồng cho vay, thì tranh chấp có thể là nợ gốc, nợ lãi, lãi suất. Về mọi vấn đề liên quan đến hợp đồng cho vay như: điều kiện vay, mục đích sử dụng vốn vay, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm, phương thức trả nợ và các nội dung khác. Tuy nhiên, trên thực tế thường xảy ra các tranh chấp tập trung vào: số nợ gốc, các loại lãi suất, phí và việc xử lý tài sản bảo đảm.

tranh-chap-hop-dong-tin-dung

Đối với các TCTD thì hợp đồng cho vay được điều chỉnh theo các quy định riêng của pháp luật ngân hàng đối với hợp đồng tín dụng ( HĐTD) bên được bảo lãnh. Do đó trở thành nghĩa vụ như đối với một hợp đồng cho vay. Khi đó lãi suất đối với nợ gốc trong hạn, lãi suất đối với nợ gốc quá hạn, lãi suất đối với nợ lãi quá hạn và lãi suất đối với khoản nợ chậm thi hành án sẽ được xử lý hoàn toàn giống với hợp đồng cho vay của các TCTD.

Trường hợp HĐTD vô hiệu thì hậu quả pháp lý là không tính lãi cho vay hay phí bảo lãnh. Theo quy định tại Điều 131 về “Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu”, BLDS năm 2015.

Đặc điểm của tranh chấp hợp đồng tín dụng

Giá trị của tranh chấp HĐTD ngân hàng có giá trị lớn hoặc rất lớn.

Tranh chấp HĐTD ngân hàng được giải quyết dựa trên nguyên tắc tự do thỏa thuận. Trong khuôn khổ pháp luật của các bên tham gia tranh chấp.

Tranh chấp HĐTD luôn có sự tham gia của một bên là TCTD. Phần lớn các tranh chấp HĐTD thì nguyên đơn là tổ chức tín dụng cho vay, bị đơn là bên đi vay.

Đa phần các tranh chấp liên quan đến HĐTD ngân hàng chính là các tranh chấp liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ hoàn trả vốn, lãi của bên vay cho TCTD, về mức lãi suất vay, về vấn đề bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong HĐTD.

Tranh chấp HĐTD ngân hàng thường là tiền đề làm phát sinh và gắn liền với một quan hệ hợp đồng khác: hợp đồng bảo đảm tiền vay thông qua hình thức cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh của bên thứ ba

Tranh chấp HĐTD phát sinh từ sự xung đột về lợi ích giữa các bên tham gia tranh chấp.

Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

Phương thức giải quyết tranh chấp

Cũng giống như các loại tranh chấp hợp đồng khác, các tranh chấp tín dụng có thể là tranh chấp dân sự hoặc tranh chấp kinh doanh, thương mại. Đều giải quyết bằng các phương thức hòa giải, trọng tài và tòa án theo quy định của pháp luật. Việc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải được thực hiện theo quy định của Nghị định 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ về hòa giải thương mại.

tranh-chap-hop-dong-tin-dung

Giải quyết tranh chấp tín dụng bằng trọng tài

Riêng với phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thì áp dụng đối với trường hợp các bên thỏa thuận theo phương thức này đối với tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại hoặc ít nhất một bên có hoạt động thương mại và tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ( theo quy định tại Điều 2 về “Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của trọng tài”, Luật Trọng tài thương mại năm 2010).

Tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp ( theo quy định tại khoản 1, Điều 5 về “Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài”, Luật Trọng tài thương mại năm 2010).

Nếu hợp đồng tín dụng có tài sản bảo đảm của bên thứ ba, thì chỉ giải quyết được bằng Trọng tài. Khi tất cả các bên có thoả thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài.

Giải quyết tranh chấp tín dụng bằng Toà án

Tranh chấp tín dụng được giải quyết tại Toà án thì thuộc quyền giải quyết của Toà nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ( theo quy định tại điểm a và b, khoản 1, Điều 33 về “Thẩm quyền của TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh”, Bộ luật tố tụng Dân sự (BLTTDS) năm 2004, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011 và điểm a và b, khoản 1, Điều 35 về “Thẩm quyền của TAND cấp huyện”, BLTTDS năm 2015). Trừ trường hợp có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

Việc giải quyết tranh chấp bằng Toà án không phụ thuộc vào việc thoả thuận của các bên.

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: Lầu 9, 163 Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3, Tp.HCM

Hotline: 028.6656.1770

Email: info@luatanphu.vn

Nguồn: luatanphu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *