Quy Định Về Trình Tự Và Thẩm Quyền Giải Quyết Tranh Chấp Lao Động

Tranh chấp là điều khó tránh khỏi trong mọi mối quan hệ, đặc biệt là tranh chấp lao động. Giải quyết tranh chấp lao động là một vấn đề tất yếu khi xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp bất kể về quyền hay lợi ích phát sinh từ quan hệ lao động. Vì thế, bạn cần nắm rõ ai là người có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp. 

Sau đây, Luật An Phú xin nêu ra một số quy định của pháp luật về việc giải quyết tranh chấp lao động.

Khái niệm về giải quyết tranh chấp lao động

Trong bộ luật lao động 2012 không nêu ra cụ thể về giải quyết tranh chấp lao động. Tuy nhiên, dựa vào các quy định của pháp luật về tranh chấp lao động, chúng ta vẫn có thể rút ra được khái niệm giải quyết tranh chấp lao động như sau:

Giải quyết tranh chấp lao động là việc cá nhân, cơ quan có thẩm quyền đưa ra các phương thức giải quyết những mâu thuẫn phát sinh do tranh chấp lao động giữa tập thể, cá nhân người lao động và người sử dụng lao động về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quan hệ lao động.

giải-quyết-tranh-chấp-lao-động

Nguyên tắc để giải quyết tranh chấp

Việc giải quyết tranh chấp cần phải được đảm bảo các nguyên tắc theo quy định tại điều 194 Bộ luật lao động 2012. Cụ thể là:

– Công khai, khách quan, minh bạch, nhanh chóng kịp thời và đúng pháp luật.

– Đảm bảo sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp.

– Tôn trọng, đảm bảo để các bên tự thương lượng và quyết định giải quyết.

– Đảm bảo việc hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích giữa hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội và không làm trái pháp luật. 

– Việc giải quyết tranh chấp phải được hai bên trực tiếp thương lượng nhằm giúp giải quyết hài hòa lợi ích hai bên.

– Việc tiến hành do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết sau khi một trong hai bên có đơn yêu cầu nhưng một bên từ chối thương lượng hay thương lượng không thành hoặc là hai bên thương lượng thành nhưng một bên không thực hiện.

giải-quyết-tranh-chấp-lao-động

Thủ tục và trình tự giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Căn cứ vào điều 201 của Bộ luật Lao động 2012 đã quy định như sau:

Bước 1

Thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên trước khi yêu cầu giải quyết tại tòa án, trừ các tranh chấp lao động không bắt buộc thì phải thông qua thủ tục hòa giải:

– Trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu hòa giải. Hòa giải viên lao động cần phải kết thúc việc hòa giải.

– Tại phiên hòa giải, hai bên tranh chấp cần phải có mặt đầy đủ. Các bên tranh chấp cũng có thể ủy quyền cho người khác để tham gia phiên họp hòa giải. 

Hòa giải viên sẽ có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng, hòa giải. Trường hợp hai bên đã hòa giải được thì hòa giải viên sẽ lập biên bản hòa giải thành.

Lưu ý 

Trong trường hợp hai bên không tự thỏa thuận được thì hòa giải viên sẽ đưa ra phương án hòa giải để hai bên cùng xem xét. Hai bên sau khi chấp nhận phương án hòa giải thì hòa giải viên sẽ lập biên bản hòa giải thành.

Nếu hai bên không chấp nhận phương án hòa giải mà hòa giải viên đưa ra thì hòa giải viên sẽ lập biên bản hòa giải không thành.

Bước 2

Nếu trường hợp hòa giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hoặc là đã hết thời hạn giải quyết mà hòa giải viên không tiến hành hòa giải thì mỗi bên tranh chấp sẽ có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

giải-quyết-tranh-chấp-lao-động

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Do đặc thù của tranh chấp lao động, Bộ luật lao động 2012 có quy định cụ thể các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động như sau:

Đối với tranh chấp lao động cá nhân

Tại điều 200 Bộ luật lao động 2012 có quy định rằng cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động gồm:

Hòa giải viên lao động

– Tòa án nhân dân

Đối với tranh chấp lao động tập thể

Các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể được quy định tại điều 203 Bộ luật lao động 2012. Cụ thể như sau:

– Giải quyết tranh chấp tập thể thuộc về quyền của hòa giải viên lao động, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Tòa án nhân dân.

– Tranh chấp tập thể về lợi ích thuộc quyền giải quyết của hòa giải viên lao động và hội đồng trọng tài lao động.

giải-quyết-tranh-chấp-lao-động

Công ty Luật An Phú

Với tình hình của Việt Nam hiện nay, Luật lao động là một lĩnh vực chưa thu hút được nhiều sự quan tâm của các Luật sư, của dư luận và xã hội với nhiều lý do là phí thù lao của Luật sư tham gia không được cao và công việc chủ yếu tập trung tới các vụ án liên quan đến kỷ luật và sa thải lao động.

Trước tình hình này, Công ty Luật An Phú, bên cạnh các hoạt động về tranh tụng là thế mạnh, sẽ cố gắng bổ sung tư vấn pháp lý có liên quan tới lao động kèm theo. 

Công ty Luật An Phú chúng tôi, hiện đang có ít nhất 2 chuyên gia rất thông thạo về lĩnh vực này.

An Phú là một trong những công ty luật uy tín tại HCM có nhiều chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm với tinh thần trách nhiệm cao luôn tận tâm phục vụ quý khách.

Thông tin liên hệ: Công ty Luật TNHH Quốc tế An Phú.

Địa chỉ: Lầu 9, 163 Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3, Tp.HCM.

SĐT: 028 6656 1770 hoặc 0966309023

Nguồn: luatanphu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *