Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Và Những Điều Cần Biết

Hiện nay, tranh chấp hợp đồng mua bán xảy ra trong và ngoài nước rất nhiều. Nguyên nhân xảy ra tranh chấp là do phát sinh mâu thuẫn trên cơ sở lợi ích của đôi bên hay tập quán kinh doanh khác nhau giữa mỗi nước. Hãy cùng Luật An Phú theo dõi bài viết dưới đây để hiểu thêm về tranh chấp này cũng như cách giải quyết nó.

Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?

tranh-chấp-hợp-đồng-mua-bán

Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận tiền thanh toán, bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền cho bên bán theo thỏa thuận 

Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa là những điều khoản trọng trong hợp đồng, bởi nó liên quan đến việc xác định rõ đối tượng trong hợp đồng mua bán, cũng như trách nhiệm và nghĩa vụ giữa đôi bên. Đối với hợp đồng quốc tế, việc lựa chọn đơn vị đo lường phải căn cứ vào tính chất của hàng hóa cũng như tập quán thương mại đối với từng mặt hàng cụ thể

Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?

Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa là những mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữ các chủ thể tham gia trong hợp đồng mua bán, chủ yếu liên quan đến việc không thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ. Cũng có thể tranh chấp xảy ra từ nội dung của hợp đồng, từ ngữ, quyền và nghĩa vụ, giữa các bên trong hợp đồng, thực hiện hợp đồng, sửa đổi, bổ sung chấm dứt hợp đồng 

Đặc điểm của tranh chấp hợp đồng mua bán 

Đặc điểm của tranh chấp trong hợp đồng mua bán là:

– Vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa

– Thiệt hại về tài sản của bên bị vi phạm

–  Quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại vật chất xảy ra

– Lỗi của bên vi phạm hợp đồng

tranh-chấp-hợp-đồng-mua-bán

Nguyên nhân xảy ra tranh chấp 

Nguyên nhân chủ quan 

– Do sự chủ quan giữa các bên khi thiết lập hợp đồng mua bán hàng hóa

– Do sự chủ quan của các chủ thể trong hợp đồng (cố tình không thực hiện đúng như hợp đồng dẫn tới bên bị vi phạm buộc phải khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình)

– Đối với tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì ngoài những nguyên nhân được kể trên thì còn có thể là do: năng lực của doanh nghiệp còn hạn chế trong quan hệ thương mại quốc tế, thiếu hiểu biết về luật pháp cũng như tập quán thương mại quốc tế 

Nguyên nhân khách quan

– Sự biến đồng của các yếu tố như: giá cả, tỷ giá, cung cầu trên mỗi nước khác nhau ở mỗi giai đoạn ảnh hưởng lớn đến quyền lợi giữa đôi bên và có nguy cơ dẫn đến xảy ra tranh chấp 

– Những sự kiện bất khả kháng xảy ra một cách ngẫu nhiên khi hai bên đã ký hợp đồng mà không nằm trong trường hợp đồng miễn trách nhiệm 

– Đối với tranh chấp hoạt động mua bán quốc tế, ngoài những nguyên nhân kể trên thì còn có thể kể đến như: hợp đồng mua bán liên quan đến ít nhất hai hệ thống pháp luật của hai nước khác nhau; bên cạnh đó còn có thể liên quan đến tập quán quốc tế điều chỉnh các quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các bên hông tìm hiểu chi tiết mà đã ký kết hợp đồng dẫn đến việc ký hợp đồng không đúng, không đầy đủ, từ đó cách hiểu giữa hai bên không thống nhất với nhau làm xảy ra tranh chấp; sự thay đổi về những chính sách và pháp luật điều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế

tranh-chấp-hợp-đồng-mua-bán

Giải quyết tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hóa

Theo quy định tại Điều 317 Luật Thương mại 2005 thì có 4 để giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa 

Các bên xảy ra tranh chấp sẽ tự thương lượng với nhau

– Hòa giải có sự tham gia của một bên thứ 3 là một cơ quan, tổ chức hay cá nhân được các bên thỏa thuận chọn

– Nếu hòa giải không thành công sẽ chọn phương án giải quyết bằng Tòa án. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận trọng tài hoặc đã có nhưng thỏa thuận này vô hiệu. Nếu thỏa thuận trọng tài nằm trong các trường hợp không thể thực hiện được tại Điều 4 Nghị quyết 01/2014/NQ – HĐTP hướng dẫn thi hành một số điều luật của trọng tài thương mại thì Tòa án sẽ có thẩm quyền xét xử

– Trọng tài thương mại: Hình thức này được lựa chọn khi các bên có thỏa thuận trọng tài, tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại được quy định tại Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010 và thỏa thuận trọng tài không nằm trong các trường hợp vô hiệu theo Điều 18 của Luật này

Địa điểm tư vấn giải quyết tranh chấp tại TPHCM 

Nếu các bên xảy ra tranh chấp có thể tin tưởng lựa chọn Công ty Luật An Phú để giúp bạn giải quyết các vấn đề về tranh chấp, thì Luật An Phú sẽ giúp các thương nhân bảo vệ quyền lợi bằng cách:

– Tư vấn pháp luật để giải quyết tranh chấp đang xảy ra

– Soạn thảo các chứng từ, văn bản liên quan đến việc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán 

– Nhận ủy quyền trực tiếp tham gia giải quyết tranh chấp 

Ngoài ra, Luật An Phú còn có những dịch vụ khác như:

– Tư vấn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

– Tư vấn doanh nghiệp

– Đại diện sở hữu công nghiệp 

– Tư vấn pháp luật

– Luật sư tranh tụng 

– Xử lý khủng hoảng truyền thông 

Luật An Phú cam kết:

– Nguyên tắc hàng đầu của chúng tôi là luôn tận tâm, đảm bảo uy tín và mang lại hiệu quả cho khách hàng, đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật, quy tắc đạo đức hành nghề của luật sư

– Chúng tôi không ngừng cố gắng cải thiện chất lượng dịch vụ để mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất trong thời gian hợp tác 

– Tuyệt đối bảo mật thông tin khách hàng, hạn chế và phòng ngừa tối đa các rủi ro trong quá trình hỗ trợ khách hàng  

Có thể bạn quan tâm >>

Nguồn: luatanphu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *