Tranh Chấp Hợp Đồng – Phương Thức Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng

Quan hệ hợp đồng luôn gắn với các lợi ích nên vì thế cũng rất dễ phát sinh những tranh chấp khi có xung đột về lợi ích. Xung đột này xảy ra khi có hành vi không thực hiện hoặc không thực hiện đúng các cam kết có trong hợp đồng. Khi xảy ra tranh chấp, các bên thường tìm đến các phương thức để giải quyết. Có nhiều phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng như là: thương thượng, hòa giải, trọng tài, tòa án.

1. Phương thức thương lượng

Thương lượng là việc bàn bạc để đi đến thỏa thuận giải quyết một vấn đề nào đó giữa các bên. Thương lượng là một hình thức giải quyết không chính thức và không có sự can thiệp của bất kỳ cơ quan nhà nước hay bên thứ ba.

Thương lượng thể hiện quyền tự do thỏa thuận và định đoạt của các bên. Phần lớn các điều khoản giải quyết tranh chấp về hợp đồng, các bên đều quy định về việc giải quyết bằng thương lượng khi xảy ra sự vi phạm trong hợp đồng.

Theo điều 329 Luật Thương mại có quy định: “Tranh chấp thương mại trước hết phải được giải quyết thông qua thương lượng giữa các bên”. Tuy nhiên, đây chỉ là điều luật mang tính tùy nghi, không được hiểu là quy định bắt buộc.

giải-quyết-tranh-chấp-hợp-đồng

Ưu điểm

– Không đòi hỏi các thủ tục phức tạp

– Không bị ràng buộc bởi các thủ tục pháp lý phức tạp

– Ít phương hại đến các mối quan hệ các bên

– Giữ được bí mật kinh doanh của các bên

Nhược điểm

Cần các bên phải có thiện chí, thành thực với một tinh thần hợp tác cao. Nhưng nếu như việc thương lượng thất bại thì phải làm theo một phương thức khác để giải quyết.

2. Phương thức hòa giải

Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp xuất hiện sớm nhất trong lịch sử xã hội con người trên nhiều lĩnh vực chứ không riêng gì đối với tranh chấp hợp đồng

Hòa giải là phương thức các bên tranh chấp cùng nhau thỏa thuận, bàn bạc để đi đến thống nhất một phương án và họ tự nguyện thực hiện phương án mà đã thỏa thuận qua hòa giải.

Ở Việt Nam, việc giải quyết tranh chấp hợp đồng trong kinh doanh được coi trọng. Các bên tự thương lượng và hòa giải với nhau khi có tranh chấp xảy ra. Khi thương lượng và hòa giải bất thành thì mới đưa ra Tòa án hoặc trọng tài giải quyết. Nhưng ngay khi ở Tòa án thì các bên vẫn có thể hòa giải với nhau. Ở Việt Nam, bình quân mỗi năm, số lượng tranh chấp hợp đồng kinh tế được giải quyết bằng phương thức hòa giải chiếm khoảng 50% tổng số vụ mà Tòa án đã phải giải quyết.

giải-quyết-tranh-chấp-hợp-đồng

Các hình thức hòa giải

– Tự hòa giải: Là phương thức các bên tranh chấp tự bàn bạc để đi đến thống nhất phương án giải quyết mà không cần đến sự giúp đỡ hay tác động của bên thứ 3.

– Hòa giải qua trung gian: Là việc giải quyết tranh chấp dưới sự hỗ trợ và giúp đỡ của người thứ 3. Trung gian hòa giải có thể là cá nhân, tổ chức hoặc có thể là Tòa án do các bên tranh chấp lựa chọn.

– Hòa giải ngoài thủ tục tố tụng: Là việc hòa giải được tiến hành trước khi đưa đơn khởi kiện ra trọng tài hay Tòa án.

– Hòa giải trong thủ tục tố tụng: Là việc hòa giải được tiến hành qua trọng tài, tại Tòa án. Tòa án, trọng tài sẽ quyết định và công nhận sự thỏa thuận của các bên và với quyết định này sẽ có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.

3. Hội đồng trọng tài, trọng tài viên

Không phải tất cả các tranh chấp về hợp đồng đều thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài. Theo quy định tại Điều 2 Luật trọng tài thương mại năm 2010 thì trọng tài có thẩm quyền giải quyết đối với tranh chấp sau:

– Tranh chấp phát sinh giữa các bên từ hoạt động thương mại

– Tranh chấp xảy ra giữa các bên khi có ít nhất một bên có hoạt động thương mại.

– Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng tài.

Tuy nhiên, trọng tài có thẩm quyền giải quyết một số tranh chấp cụ thể. Thỏa thuận của trọng tài là sự nhất trí của các bên đưa ra những tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại trọng tài. Và tòa án không có tham gia giải quyết nếu các bên đã thỏa thuận trọng tài, ngoại trừ trường hợp thỏa thuận của trọng tài đó là vô hiệu hóa hoặc thỏa thuận của trọng tài không thực hiện được.

giải-quyết-tranh-chấp-hợp-đồng

4. Theo thủ tục tố tụng tư pháp (Tòa án)

Khi tranh chấp phát sinh mà các bên không tự thương lượng hay hòa giải với nhau thì có thể giải quyết tại Tòa án. Tùy thuộc theo tính chất hợp đồng là kinh tế hay dân sự thì Tòa án sẽ giải quyết theo thủ tục tố tụng kinh tế hay thủ tục tố tụng dân sự.

Các ưu điểm của việc giải quyết tranh chấp Hợp đồng tại Tòa án

a) Các quyết định của Tòa án (đại diện cho quyền lực tư pháp của nhà nước) có tính cưỡng chế thi hành đối với các bên.

b) Với nguyên tắc 2 cấp xét xử, những sai sót trong quá trình giải quyết tranh chấp có khả năng được phát hiện khắc phục.

c) Với điều kiện thực tế tại Việt Nam, thì án phí Tòa án lại thấp hơn lệ phí trọng tài.

Các nhược điểm của việc giải quyết tranh chấp Hợp đồng tại Tòa án

a) Thời gian giải quyết tranh chấp thường kéo dài (vì thủ tục tố tụng Tòa án quá chặt chẽ).

b) Khả năng tác động của các bên trong quá trình tố tụng rất hạn chế.

giải-quyết-tranh-chấp-hợp-đồng

An Phú là một trong những công ty luật uy tín tại HCM có nhiều chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm với tinh thần trách nhiệm cao luôn tận tâm phục vụ quý khách.

Thông tin liên hệ: Công ty Luật TNHH Quốc tế An Phú.

Địa chỉ: Lầu 9, 163 Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3, Tp.HCM.

SĐT: 028 6656 1770 hoặc 0966309023

Nguồn: luatanphu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *