Biện Pháp Thi Công Cầu Cảng

Ngành vận tại biển trên thế giới và cả ở Việt Nam ngày càng phát triển, đóng vai trò qua trọng trong việc lưu thông hàng hóa. Để phát huy được hết tiềm năng mà ngành vận tải biển mang lại thì cần phải phát triển cầu cảng, bến cảng. Vì vậy, các vùng biển càng được chú trọng, xem xét để xây dựng cầu cảng. Hôm nay cùng Reddragon tìm hiểu về biện pháp thi công cầu cảng nhé!

Cầu cảng là gì?

Theo Điều 4 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 thì cầu cảng được định nghĩa như sau: “Cầu cảng là kết cấu cố định hoặc kết cấu nổi thuộc bến cảng, được sử dụng cho tàu thuyền neo đậu, bốc dỡ hàng hóa, đón, trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác.”

biện pháp thi công cầu cảng

Phân loại cầu cảng

Các bến cảng trên khắp thế giới đều chia làm 2 loại: cảng thông dụng và cảng chuyên dụng.

Cảng thông dụng là cảng có thể dung nạp tất cả các loại hàng hóa.

Cảng chuyên dụng là cảng chuyên dùng cho một loại hoặc một số loại hàng hóa nhất định, như cảng dầu chuyên dụng, cảng côngtennơ chuyên dụng, v.v.

Quy trình thi công cầu cảng

Nhìn chung, tại Việt Nam những biện pháp thi công cầu cảng đều có quy trình như sau:

  • Nạo vét khu nước cầu cảng: đây là bước đầu tiên khi thi công cầu cảng, trước khi tiền hành nạo vét, đơn vị thi công thông báo kế hoạch triển khai gồm thời gian, quy mô công trình nạo vét, tiến độ thi công, chủng loại và số lượng phương tiện tiến hành thi công và hình thức thực hiện đến các cơ quan quản lý chyên ngành, chính quyền địa phương. Tại nơi tiến hành nạo vét khu nước cầu cảng phải có bảng niêm yết thể hiện các nội dung về cơ quan phê duyệt, chủ đầu tư, quy mô công trình,…
  • Thi công nền cọc bằng hệ sàn đạo kết hợp với các phương tiện nổi.
  • Thi công hệ dầm ngang dọc của bến bằng hệ sàn đạo kết hợp với các phương tiện nổi.
  • Thi công kè gầm bến bằng các phương tiện nổi kết hợp thủ công.
  • Thi công bản mặt cầu.
  • Thi công lăng tầng lọc ngược sau kè và san gạt lăng thể đá móng tường góc sau kè.
  • Thi công hệ thống tường góc BTCT sau kè và lấp đất sau kè.
  • Lắp đặt các thiết bị của bến như: Bích neo; Đệm tàu; Ray cần trục v.v..
  • Nghiệm thu và bàn giao công trình.

Xây dựng cầu cảng có tác dụng gì?

Các bến cảng hay còn gọi là cầu cảng có tác dụng làm nơi để các tàu thuyền neo đậu chờ hành khách hay bốc xếp hàng hóa lên xuống. Xây dựng bến cảng sẽ tạo thuận lợi phát triển cho ngành vận tải biển, giúp địa phương có bến cảng phát triển hơn. Tùy thuộc vào quy mô của cảng biển mà có những biện pháp thi công cầu cảng khác nhau và cả vận tải biển mang lại những lợi ích khác nhau.

Hoạt động giao thương hàng hải nói riêng, hệ thống cảng biển đóng vai trò quan trọng, quyết định sự vươn ra toàn cầu của mọi quốc gia có biển. Ở Việt Nam có 3.260km bờ biển, đây là lợi thế lớn để phát triển hệ thống cảng biển.

Những cảng biển lớn tại Việt Nam

Cảng Hải Phòng

Cảng Hải Phòng là một cụm cảng viển tổng hợp cấp quốc gia và lớn thứ 2 ở Việt Nam, lớn nhất miền Bắc, nằm trên ba quận là Hồng Bàng, Ngô Quyền và Hải An. Cảng được xây dựng vào năm 1874 do người Pháp xây dựng. Cầu cảng Hải Phòng dài 2.567 mét và diện tích kho hàng là 52.952 m2 với sức chứa 10 triệu tấn mỗi năm.

Cảng Vũng Tàu

Cảng Vũng Tàu là cảng biển lớn nhất vùng Đông Nam Bộ, là cụm cảng biển tổng hợp mang tầm quốc gia và cũng là đầu mối quốc tế của Việt Nam. Cảng biển gồm 4 khu bến như sau:

  • Khu bến Cái Mép, Sao Mai Bến Đình: đây là khu bến cảng chính cho tàu công te nơ hiện nay và cho đến năm 2020. Hiện tại, khu bến này có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải đến 100 nghìn DWT. Chiều dài bến là 600 m với tổng diện tích lên tới 48 hecta. Cảng Thị Vải cũng có khả năng tiếp nhận tàu hàng tổng hợp có tải trọng lên đến 75.000 DWT. Công suất thông qua cảng đạt 1,6-2 triệu tấn mỗi năm. Tổng diện tích của cảng là 27 hecta.
  • Khu bến Phú Mỹ, Mỹ Xuân: là một khu bến cảng tổng hợp, cảng công te nơ khác hiện có khả năng tiếp nhận tàu đến 80 nghìn DWT.
  • Khu bến sông Dinh: hiện có khả năng tiếp nhận tàu đến 30 nghìn DWT.
  • Khu Bến Đầm, Côn Đảo

Cảng Vân Phong

Cảng Vân Phong thuộc Vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa là cảng biển lớn nhất ở Việt Nam và nó có tiềm năng lớn cho việc xây dựng thành cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất.

Cảng Vân Phong gồm hai khu bến: Khu bến Mỹ Giang nằm ở phía Nam Vịnh Vân Phong: chuyên dùng cho dầu và các sản phẩm dầu.

Cảng Quy Nhơn

Cảng Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) nằm trong khu vực Vịnh Quy Nhơn, được bán đảo Phương Mai che chắn, kín gió nên rất thuận lợi cho tàu neo đậu và xếp dỡ hàng hóa quanh năm. Nằm ở vị trí là cửa ngõ ra Biển Đông của khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và các nước trong khu vực sông Mê Kông. Cảng Quy Nhơn nằm sát với đường hàng hải quốc tế nên rất thuận tiện cho các tàu hàng nước ngoài lưu thông. Cảng có thể tiếp nhận được các loại tàu đến 30.000 DWT (lưu thông bình thường) và tàu 50.000 DWT (giảm tải).

Cảng Quy Nhơn nằm trong danh mục cảng biển Việt Nam có lưu lượng vận chuyển hàng hóa lớn được nhiều chủ tàu, chủ hàng trong và ngoài nước biết đến. Với năng suất và chất lượng giao nhận hàng hóa cao, đáp ứng được nhu cầu giải phóng tàu nhanh, cơ sở hạ tầng cùng trang thiết bị do đó cảng hoàn toàn đủ điều kiện tiếp nhận, xếp dỡ hàng hóa siêu trường, siêu trọng.

Có thể bạn quan tâm: 


Công ty Cổ Phần Xây Dựng và Thương Mại Hồng Long

Reddragoncons – Đối tác tin cậy trong xây dựng cầu cảng

Trụ Sở: 81  Ngô Quyền, P. Máy Chai, Q.Ngô Quyền, Tp.Hải Phòng

Điện thoại: +84.(0)225. 3836918

Fax: +84.(0)225. 3654923

Văn phòng đại diện: 88 Đường Số 7, P. An Phú, Quận 2, TP. HCM.

Điện thoại: +84.(0)28. 39153879

Fax: +84.(0)28. 39153878

Nguồn: reddragoncons.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *