Như Thế Nào Là Một Nền Đất Yếu? Các Biện Pháp Xử Lý Nền Đất Yếu Được Sử Dụng Phổ Biến Hiện Nay

xử lý nền đất yếu

Trong xây dựng thường hay gặp phải các công trình bị sập lún do xây dựng trên nền đất yếu mà không được đánh giá và có biện pháp xử lý chính xác. Do đó để giải quyết được vấn đề này thì chúng ta cần phải xác định được đâu là nền đất yếu ngay từ ban đầu. Từ đó giúp đưa ra các biện pháp xử lý nền đất yếu nhằm giảm thiểu tối đa sự cố hoặc hư hỏng về mặt vật chất và con người.

  • Công Ty San Lấp Mặt Bằng Chất Lượng – Nhanh Chóng – Uy Tín HCM
  • Hé Lộ Một Vài Điểm Thú Vị Của Công Việc San Lấp Mặt Bằng Trong Xây Dựng

Nền đất yếu là gì? Một số đặc điểm của nền đất yếu

Nền đất yếu là nền đất không đủ sức chịu tải, không đủ độ bền và bị biến dạng nhiều. Nền đất yếu sẽ không có khả năng chống đỡ được kết cấu bên trên. Vì vậy khi xây dựng trên nền đất yếu thì có nguy cơ bị lún rất cao. Và mức độ lún như thế nào thì còn tùy thuộc vào quy mô của công trình bên trên.

xử lý nền đất yếu

Xử lý nền đất yếu

Các đặc điểm của một nền đất yếu là:

  • Đất yếu là nền đất có sức chịu tải bé (0,5 – 1kg/cm2)
  • Nền đất có tính nén lún lớn (a>0,1 cm2/kg)
  • Hệ số rỗng lớn (e>10)
  • Độ sệt lớn (B>1)
  • Khả năng chống cắt thấp, khả năng thấm nước thấp
  • Lượng nước trong đất cao…

Các loại nền đất yếu thường gặp phải

  • Đất sét mềm: Gồm các loại đất sét ở trạng thái bão hòa nước và có cường độ thấp
  • Đất than bùn: Đất than bùn là loại đất có nguồn gốc hữu cơ. Chúng được hình thành do kết quả chất thải hữu cơ ở vùng đầm lầy (Hàm lượng hữu cơ từ 20% – 80%).
  • Đất bùn: Đất bùn là loại đất được tạo ra trong môi trường nước bởi phù sa hình thành. Với thành phần hạt siêu mịn luôn ở trạng thái no nước và hệ số rỗng là rất lớn. Loại đất này có khả năng chịu lực rất yếu và chịu tải trọng bé.
  • Đất bazan: Đây là loại đất có độ rỗng lớn, dung trọng khô nhỏ, khả năng thấm nước cao, khả năng chịu trọng tải bé và rất dễ bị lún sụt.

Các biện pháp xử lý nền đất yếu

Xử lý bằng cọc vôi và cọc đất – xi măng

Đầu tiên là đối với cọc vôi. Cọc vôi thường được sử dụng để xử lý các nền đất yếu như: đất sét, than bùn, bùn… Việc sử dụng cọc vôi mang lại những tác dụng như sau:

  • Sau khi cọc vôi được đầm chặt, đường kính cọc vôi sẽ tăng lên khoảng 20% làm cho phần đất xung quanh được nén chặt lại.
  • Vôi được tôi trong lỗ khoan sẽ tỏa ra nhiệt lượng khá lớn khiến cho lỗ rỗng nước trong đất nhanh chóng được bay hơi. Đất giảm độ ẩm và đẩy nhanh quá trình nén chặt đất.
  • Nền đất sẽ được cải thiện đáng kể sau khi sử dụng cọc vôi. Độ ẩm đất giảm từ 5-8%, lực dính thì lại được tăng lên khoảng 1.5 – 3 lần.
xử lý nền đất yếu

Xử lý nền đất yếu bằng cọc xi măng

Còn cọc đất – xi măng thì cũng được chế tạo tương tự như cọc vôi. Xilô chứa xi măng và được phun vào đất với tỷ lệ đã định trước. Hãy lưu ý là nên sàng xi măng trước khi đổ vào xilô.

Việc làm này nhằm giúp cho xi măng không bị vón cục. Và các hạt xi măng sẽ có kích đều nhau (<0,2mm) sẽ không làm tắc ống phun. Và qua nhiều kết quả thử nghiệm cũng như ứng dụng cho thấy rằng gia cố đất bằng xi măng sẽ tốt hơn bằng vôi. Và khả năng kháng xuyên của nền đất được tăng lên 4-5 lần so với ban đầu. 

Phương pháp xử lý nền đất yếu bằng đệm cát

Đối với các nền đất yếu ở trạng thái bão hòa nước như: sét nhão, sét pha nhão, cát pha, bùn, than bùn… và có chiều dày nhỏ hơn 3m thì nên sử dụng phương pháp đệm cát. Biện pháp này được thực hiện khá đơn giản.

Việc mà chúng ta cần làm đó là đào bỏ một phần hoặc toàn bộ phần đất yếu bỏ đi (đối với trường hợp đất yếu có chiều dày bé). Sau khi đào đất bỏ đi thì thay vào đó là một lớp cát hạt trung, hạt thô đầm chặt.

Biện pháp thay thế lớp đất yếu bằng cách đệm cát mang lại những tác dụng chủ yếu như sau:

  • Phần đệm cát sẽ nằm dưới đáy móng thay thế cho lớp đất yếu. Lớp đệm cát như là một lớp chịu tải, tiếp thu tải trọng và truyền tải trọng.
  • Giảm chiều sâu chôn móng nên giúp giảm khối lượng vật liệu làm móng
  • Cát được nén chặt làm tăng ma sát và chống trượt giúp tăng khả năng ổn định cho công trình.

Đây là biện pháp cải tạo nền đất yếu đơn giản, không đòi hỏi sự hỗ trợ từ nhiều thiết bị phức tạp nên được sử dụng rộng rãi. Không nên áp dụng phương pháp này với nền đất có mực nước ngầm cao.

xử lý nền đất yếu

Xử lý nền đất yếu bằng đệm cát

>>> Xem thêm: Những Nội Dung Cần Biết Về Chuẩn Bị Mặt Bằng Thi Công

Cách xử lý nền đất yếu bằng cách đầm chặt lớp đất mặt

Đối với trường hợp nền đất yếu và có độ ẩm nhỏ (G<0,7) thì nên sử dụng phương pháp đầm chặt đất mặt. Lớp đất mặt sau khi được đầm chặt thì có tác dụng như tầng đệm đất. Không những có ưu điểm như phương pháp đệm cát mà nó còn tận dụng được nền đất thiên nhiên. Giảm khối lượng đất đào đắp.

Hiện nay có nhiều cách để đầm chặt lớp đất mặt. Nhưng biện pháp thường hay sử dụng nhất đó chính là đầm xung kích. Với phương pháp này, quả đầm sẽ có trọng lượng 1-4 tấn hoặc 5-7 tấn. Đường kính phải lớn hơn 1m. 

Vừa rồi Reddragon vừa gửi đến các bạn 3 cách xử lý nền đất yếu đang được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay. Nếu bạn đang cần một đơn vị thi công, xử lý nền đất thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số Hotline: 0913.266.928 e963 được tư vấn nhanh nhất nhé!

>>> Dịch vụ cải tạo nền đất uy tín nhất TP.HCM – Công ty Xây dựng Hồng Long


Công ty Cổ Phần Xây Dựng và Thương Mại Hồng Long

Reddragoncons – Đối tác tin cậy trong xây dựng cầu cảng

Trụ Sở: 81  Ngô Quyền, P. Máy Chai, Q.Ngô Quyền, Tp.Hải Phòng

Điện thoại: +84.(0)225. 3836918

Fax: +84.(0)225. 3654923

Văn phòng đại diện: 88 Đường Số 7, P. An Phú, Quận 2, TP. HCM.

Điện thoại: +84.(0)28. 39153879

Fax: +84.(0)28. 39153878

Nguồn: reddragoncons.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *