Những Điều Cần Biết Về Hợp Đồng Thuê Tàu Chuyến Trong Vận Tải Biển

thuê-tàu-chuyến

Hiện nay, có lẽ phương thức thuê tàu chuyến  là phương thức ít phổ biến hơn phương thức thuê tàu chợ. Chính vì như vậy, rất ít người hiểu rõ về thuê tàu chuyến và có ít cơ hội để làm việc. Hãy cùng Công ty xây dựng Hồng Long tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Khái niệm phương thức thuê tàu chuyến

Thuê tàu chuyến là gì? Là khi chủ tàu cho người thuê tàu thuê toàn bộ chiếc tàu hoặc một bộ phận chiếc tàu để chuyên chở hàng hóa từ cảng này đến cảng khác. 

Trong phương thức thuê tàu chuyến thì mối quan hệ giữa người cho thuê tàu và người thuê tài được điều chỉnh bằng một văn bản, văn bản đó được gọi là hợp đồng thuê tàu chuyến (viết tắt là C/P). Hợp đồng thuê tàu chuyến do hai bên thỏa thuận và ký kết. 

thuê-tàu-chuyến

Hợp đồng thuê tàu chuyến là gì?

Hợp đồng thuê tàu chuyến là một văn bản mà trong đó chủ tàu hoặc người chuyên chở sẽ cam kết chuyên chở hàng hóa từ cảng này đến cảng khác để giao cho người nhận hàng. Và người thuê tàu sẽ cam kết trả cước phí theo mức hai bên đã thỏa thuận.

Nội dung chính trong hợp đồng thuê tàu chuyến

1. Các bên của hợp đồng

– Shipping line: Có thể coi shipping line và shipowner là một. Hoặc nếu shipping line không có tàu thì họ sẽ thuê tàu của shipowner để kinh doanh và vận tải trong 10 năm, 20 năm,…

– Charter: nghĩa là người thuê tàu. Người thuê tàu có thể là người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu.

– Broker: có nghĩa là môi giới cước tàu.

thuê-tàu-chuyến

2. Quy định về thời gian tàu đến cảng để bốc hàng

Quy định thời gian tàu đến cảng có thể là một ngày chính xác hoặc một khoảng thời gian cố định, hay cũng có thể quy định sau. Tuy nhiên, người thuê tàu luôn muốn tàu đến chính xác ngày để kịp tiến độ vận chuyển.

Trong một số trường hợp, người thuê tàu cần gửi hàng gấp mà con tàu cũng đang có sẵn thì hai bên có thể thỏa thuận đặc biệt như sau:

– Prompt: tàu sẽ đến cảng bốc một vài ngày sau khi ký hợp đồng.

– Promptismo: tàu sẽ đến cảng ngay trong ngày ký kết hợp đồng.

– Spot promt: tàu sẽ đến cảng sau một vài giờ ký kết hợp đồng.

Để bảo vệ quyền lợi cho mình, một số chủ hàng sẽ thỏa thuận về ngày hủy hợp đồng nếu tàu không đến cảng bốc hàng vào ngày đã thỏa thuận. Bởi vì chủ hàng phải chịu chi phí lưu bãi ở cảng. 

thuê-tàu-chuyến

3. Quy định về cảng bốc hàng/ cảng dỡ hàng

Tùy vào mục đích giảm thiểu rủi ro, tập quán bốc/ dỡ hàng của hãng tàu, địa hình, tải trọng tàu,… Hai bên sẽ thỏa thuận cảng bốc/ dỡ là một cảng xác định có thể là một trong những cảng thuộc cụm cảng quy định.

– Nếu quy định chỉ là 1 cảng thì hai bên ghi: loading port (tên cảng bốc) và discharging port (tên cảng dỡ).

– Còn nếu quy định là một cụm cảng, hai bên ghi: range of loading port (tên cụm cảng bốc) và range of discharging port (tên của cụm cảng dỡ).

4. Quy định về hàng hóa

Khi thuê tàu để chuyên chở một khối lượng hàng hóa nhất định thì hai bên cần phải quy định rõ về tên hàng, bao bì, các đặc điểm của hàng hóa. Người thuê chở 2 loại hàng hóa trên cùng một chuyến tàu thì cần lưu ý ghi chú kỹ để tránh việc tranh chấp sau này.

Về số lượng của hàng hóa, tàu có thể thuê chở theo trọng lượng hoặc thể tích, tùy vào đặc điểm của hàng hóa. Thông thường rất ít khi có quy định chính xác về số lượng hàng hóa chuyên chở. Người thuê tàu sẽ có trách nhiệm xếp đầy đủ tất cả số lượng hàng hóa đã được thông báo. 

Nếu giao tàu và xếp hàng lên tàu ít hơn so với số lượng quy định thì người chuyên chở sẽ phải thu tiền cước khống. Và ngược lại, nếu người chuyên chở không nhận hết số lượng quy định thì người thuê tàu có quyền đòi bồi thường những chi phí liên quan đến việc tàu bỏ lại hàng.

thuê-tàu-chuyến

5. Quy định về cước phí và việc thanh toán cước phí

Cách tính cước phí

Hiện nay, có 2 cách tính cước phí như sau:

– Chở bao nhiêu tính bấy nhiêu: số lượng căn cứ tính cước có thể là số lượng ở cảng đi hoặc số lượng cảng đến. Tuy nhiên, việc áp dụng số lượng ở cảng đến sẽ lại phát sinh thêm chi phí của việc cân/ đếm hàng lại nên hợp đồng thường sẽ ghi: “Số lượng căn cứ tính cước là số lượng ở cảng đi. Bên thuê tàu phải trả thêm 2% tổng tiền cước như một khoản bù đắp cho việc hãng tàu không cân lại hàng.”

– Trường hợp thuê tàu bao nguyên chuyến lumpsum thì cước phí được tính chung một lần cho cả con tàu, miễn số lượng nằm trong tải trọng vận chuyển cho phép của con tàu.

Cách thanh toán cước phí 

– Trả trước (trả ngay tại cảng bốc hàng) – Freight Prepaid, thường được áp dụng trong trường hợp người bán thuê tàu. Hãng tàu muốn giảm thiểu rủi ro thì cần yêu cầu người bán trả tiền thuê tàu trước rồi mới vận chuyển hàng đi. Người bán cần phải hoàn thành việc trả tiền cước, hãng tàu mới chở hàng đi và phát hành vận đơn thuê tàu chuyến gốc.

– Trả sau (trả tại cảng dỡ hàng) – Freight Collect, sẽ thường được áp dụng trong trường hợp người mua thuê tàu. Hãng tàu vẫn còn khống chế được hàng nên có thể cho bên thuê tàu nợ cước cho đến khi hàng đến đích. Người mua sẽ phải hoàn thành việc trả tiền cước, hãng tàu mới thả hàng ra.

thuê-tàu-chuyến

Công Ty Xây Dựng Hồng Long chuyên cung cấp dịch vụ thuê tàu xuất – nhập khẩu trong nước cũng như ngoài nước.

– Môi giới thuê tàu định hạn và tàu chuyến

– Môi giới thuê tàu chở hàng thiết bị máy móc cho các dự án.

– Khai thác tàu theo hợp đồng C.O.A.


Công ty Cổ Phần Xây Dựng và Thương Mại Hồng Long

Reddragoncons – Đối tác tin cậy trong xây dựng cầu cảng

Trụ Sở: 81  Ngô Quyền, P. Máy Chai, Q.Ngô Quyền, Tp.Hải Phòng

Điện thoại: +84.(0)225. 3836918

Fax: +84.(0)225. 3654923

Văn phòng đại diện: 88 Đường Số 7, P. An Phú, Quận 2, TP. HCM.

Điện thoại: +84.(0)28. 39153879

Fax: +84.(0)28. 39153878

Nguồn: reddragoncons.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *