Phân Loại Các Hoạt Động Khai Thác Quặng Phổ Biến Hiện Nay

khai-thac-quang

Những năm gần đây, ngành công nghiệp khai thác quặng và khai thác khoáng sản đã và đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Vậy các hoạt động khai thác quặng bao gồm những nhóm ngành nào? Bên cạnh những lợi ích kinh tế đạt được, chúng ta đang phải đối mặt với những vấn đề về môi trường như thế nào? Tất cả sẽ được đề cập trong bài viết sau đây. 

khai-thac-quang

Các nhóm ngành khai thác quặng 

Khai thác quặng kim loại

Ngành khai thác quặng kim loại này gồm các hoạt động như: 

  • Khai thác khoáng kim loại như quặng sắt, quặng đồng… Hoạt động này được thực hiện dưới hầm lò, lộ thiên hay dưới đáy biển. 
  • Các hoạt động làm giàu, tán nhỏ quặng như: nghiền, rửa, tách quặng bằng phương pháp từ trường hoặc phương pháp ly tâm.

Loại trừ:

  • Hoạt động nung pyrit sắt
  • Sản xuất oxit alumni
  • Luyện kim loại màu

Khai thác quặng sắt

Gồm các hoạt động:

  • Khai thác các mỏ quặng có giá trị lớn về hàm lượng sắt.
  • Làm giàu và thu gom các quặng có chứa sắt.

Loại trừ: Khai thác mỏ và chế pyrit, pyrrhotite.

khai-thac-quang

Khai thác quặng không chứa sắt 

Nhóm này gồm: Các hoạt động khai thác các quặng kim loại màu, trừ quặng kim loại quý hiếm.

Khai thác uranium và thorium

Nhóm ngành này gồm:

  • Khai thác quặng có giá trị lớn hàm lượng uranium và thorium như khoáng chất urani…
  • Cô các loại quặng loại đó.

Loại trừ:

  • Làm giàu quặng uranium và thorium.
  • Sản xuất kim loại uranium từ khoáng chất hoặc từ những quặng khác. 
  • Nấu chảy và tinh chế kim loại từ uranium.

Khai thác quặng bô xít

Nhóm ngành này gồm các hoạt động chuẩn bị khai thác và khai thác quặng bô xít.

Khai thác kim loại không chứa sắt

  • Khai thác các quặng kim loại không chứa sắt như: nhôm, đồng, chì, kẽm, thiếc, mangan, crôm, niken, coban, molypden, tantalum, vanadi…

Ngoại trừ:

  • Công việc chuẩn bị cho khai thác quặng uranium, quặng thorium. 
  • Sản xuất oxit nhôm, mạ niken và đồng.  

Khai thác kim loại quý hiếm

Nhóm ngành này gồm các hoạt động như: khai thác và chuẩn bị khai thác quặng kim loại quý. Các quặng kim loại quý hiếm gồm: vàng, bạc, bạch kim, palladium…

Tác động từ hoạt động khai thác quặng đến môi trường

Ô nhiễm không khí, nước

Các hoạt động khai thác khoáng sản đã thải ra môi trường một lượng lớn bụi và nước thải ra môi trường. Khai mỏ lộ thiên cần một lượng lớn nước để rửa sạch cũng như khắc phục bụi. 

Để thỏa mãn nhu cầu này, các mỏ khai thác đã sử dụng rất nhiều nguồn nước mặt và nước ngấm cần thiết cho nông nghiệp và sinh hoạt của người dân vùng lân cận. Bên cạnh đó, việc cung cấp nước ngầm cũng có thể bị ảnh hưởng do phương pháp khai lộ thiên. 

khai-thac-quang

Những tác động tiêu cực 

  • Rút nước có thể sử dụng được từ những túi nước ngầm nông, làm hạ thấp mực nước ngầm của các vùng lân cận và làm thay đổi hướng chảy của nước trong túi nước ngầm. 
  • Làm ô nhiễm túi nước ngầm có thể sử dụng nằm dưới vùng khai mỏ do lọc và thẩm nước chất lượng kém từ nước ở mỏ. 
  • Nạp nước chất lượng kém vào hệ thống nước ngầm nông hoặc đưa nước chất lượng kém vào những dòng suối của vùng lân cận. Dẫn đến gây ô nhiễm cả nước mặt lẫn nước ngầm của những vùng này. 
  • Những hồ nước được tạo ra trong quá trình khai thác lộ thiên có thể chứa nhiều axit.
  • Axit sunphuric được hình thành khi khoáng chất có chứa sunphat và bị oxy hóa do tiếp xúc với không khí nên dẫn đến mưa axit. 
  • Những hóa chất còn lại sau khi nổ mìn thường là độc hại và làm tăng lượng muối của nước mỏ và làm ô nhiễm nước.

Ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên khác

Các hình thức khai thác khoáng sản bao gồm: khai thác thủ công, khai thác quy mô nhỏ và khai thác quy mô vừa. Với bất kỳ hình thức khai thác khoáng sản nào đều dẫn đến sự suy thoái môi trường. 

Nghiêm trọng nhất là các hoạt động khai thác ở các vùng mỏ. Đặc biệt là các hoạt động của các mỏ khai thác than, vật liệu xây dựng. 

Quy trình khai thác khoáng sản thường trải qua ba bước: mở cửa mỏ, khai thác và đóng cửa mỏ. Vì vậy, tất cả các công đoạn khai thác đều có tác động đến tài nguyên và môi trường đất. 

Khai thác khoáng sản là một trong những nguyên nhân làm giảm độ che phủ do rừng cây bị chặt hạ khiến lớp phủ thực vật bị suy giảm. Những hoạt động khai thác khoáng sản cũng làm cho các loài thực vật, động vật bị giảm số lượng hoặc tuyệt chủng do các điều kiện sinh sống xấu đi. 

khai-thac-quang

Tác động đến môi trường khai thác

Các hoạt động khai thác khoáng sản đã gây ra rất nhiều tác động xấu đến môi trường xung quanh khu vực khai thác. Một số tác động chính như: chưa có cách thức sử dụng hiệu quả các nguồn khoáng sản tự nhiên; tác động đến cảnh quan xung quanh và hình thái môi trường; tích tụ và phát tán nhiều chất thải rắn; làm ảnh hưởng xấu đến nguồn nước, gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất; ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học; tạo ra tiếng ồn và chấn động; sự cố môi trường; gây ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn của người lao động.

Trên đây là một số hình thức khai thác quặng mà chúng tôi vừa giới thiệu với bạn. Mọi thắc mắc xin Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với Công ty xây dựng Hồng Long để được phục vụ tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm >>


Công ty Cổ Phần Xây Dựng và Thương Mại Hồng Long

Reddragoncons – Đối tác tin cậy trong xây dựng cầu cảng

Trụ Sở: 81  Ngô Quyền, P. Máy Chai, Q.Ngô Quyền, Tp.Hải Phòng

Điện thoại: +84.(0)225. 3836918

Fax: +84.(0)225. 3654923

Văn phòng đại diện: 88 Đường Số 7, P. An Phú, Quận 2, TP. HCM.

Điện thoại: +84.(0)28. 39153879

Fax: +84.(0)28. 39153878

Nguồn: reddragoncons.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *