Những Cập Nhật Mới Nhất Về Tiêu Chuẩn Thiết Kế Nhà Xưởng 

tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng

Nhà xưởng là công trình công nghiệp mang tính đặc thù và khác biệt so với các công trình xây dựng khác. Đối với nhà xưởng cũng cần những tiêu chuẩn riêng biệt. Vậy tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng những tiêu chuẩn gì? Cần đảm bảo những yếu tố nào? Hãy cùng Dân trí 24h7 tìm hiểu về các tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng qua bài viết này.

>> Xem thêm: 

  • Xây Dựng Dân Dụng Là Gì? Tổng Quan Về Xây Dựng Dân Dụng Mà Bạn Nên Biết
  • Thi Công Các Công Trình Xây Dựng Dân Dụng Và Công Nghiệp

Nhà xưởng là gì?

Nhà xưởng là nhà công nghiệp có không gian diện tích lớn, sức chứa và quy mô lớn hơn văn phòng, nhà ở hay cửa hàng thông thường. Nhà xưởng là nơi có nguồn nhân lực lớn, tập trung nhiều nguyên vật liệu thiết bị máy móc để cung ứng các quy trình sản xuất, bảo quản vận chuyển các loại hàng hoá trong ngành công nghiệp.

tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng

Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng

Các công trình xây dựng đều có tiêu chuẩn thiết kế được quy định trong TCVN. Và tiêu chuẩn thiết kế xưởng cũng được quy định rõ ràng và cụ thể. Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng được ban hành và sửa đổi năm 2012 quy định rõ ràng và cụ thể từng hạng mục thiết kế như sau:

Nền và móng

Khi thiết kế nền và móng cần phải tuân thủ theo quy định trong TCVN 2737:1995. Và đảm bảo yêu cầu về công nghệ tải trọng, địa chất thuỷ văn, địa chất công trình. Trường hợp nền đất yếu cần  phải có phương pháp xử lý phù hợp.

Thiết kế phần móng cần phải phù hợp với tính chất cơ lý của đất nền và các yếu tố tự nhiên đặc trưng tại khu vực xây dựng. Khi chọn phương án nền móng và công trình ngầm, ngoài việc tuân thủ theo quy định của tiêu chuẩn còn phải căn cứ vào kết cấu, mật độ công trình trên khu đất xây dựng.

Cao độ mặt trên của móng thiết kế phải thấp hơn mặt nền. Độ chênh lệch là: 

  • Đối với cột thép là 0,2m
  • Đối với cột có khung chèn tường là 0.5m
  • Đối với cột bê tông cốt thép là 0,15m
  • Cầu cạn đỡ các đường ống giữa các nhà xưởng và cao độ chân đế cột thép hành lang phải cao hơn sàn nền ít nhất 0,2 m

Móng cột ở khe co giãn, các nhà xưởng dự kiến mở rộng cần được thiết kế chung cho 2 cột giáp liền kề nhau

Móng của tường xây, tường gạch, đá hộc của nhà không khung cần thiết kế như sau:

  • Thiết kế móng bê tông, bê tông đá hộc,… khi chiều sâu đặt móng nhỏ hơn 0,15m.
  • Thiết kế dầm đỡ tường khi chiều sâu đặt móng lớn hơn 0,15m; mặt trên của dầm đỡ tường thấp hơn ít nhất 0,03m so với mặt nền hoàn thiện

Phần móng chịu tác động nhiệt cao cần phải có lớp bảo vệ bằng vật liệu chịu nhiệt. Phần móng chịu ăn mòn cần có biện pháp xử lý thích ứng. 

Tiêu chuẩn thiết kế nền theo yêu cầu công nghệ và mục đích sử dụng. Nên sử dụng nền có kết cấu như sau: Nền bê tông, nền bê tông cốt thép, nền bê tông chịu được sự ăn mòn của hoá chất, nền bê tông atphan….

tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng

Mái và cửa mái

Thiết kế độ dốc của mái nhà xưởng phụ thuộc vào vật liệu làm mái như sau:

  • Mái amiăng xi măng: Từ 30% đến 40%
  • Mái tôn múi: Từ 15% đến 20%
  • Mái  ngói: Từ 50% đến 60%
  • Mái bê tông cốt thép: Từ 5% đến 8%

Tiêu chuẩn cấp thoát nước mưa: 

  • Đối với mái nhà xưởng nhiều nhịp, tuỳ theo vật liệu lợp mái sẽ được thiết kế bên trong hoặc bên ngoài và nối với hệ thống thoát nước chung
  • Đối với mái nhà xưởng một nhịp khi chiều rộng nhỏ hơn 24m và chiều cao nhỏ hơn 4,8m nước mưa có thể chảy tự do. Ngoài ra, khi chiều cao lớn hơn 5,4m bắt buộc phải có hệ thống dẫn xuống đất
  • Nếu chiều cao giữa cửa mái và mái giật cấp lớn hơn 2,4m phải có máng hứng và ống thoát. Nếu nhỏ hơn 2,4m nước mưa có thể chảy tự do nhưng phải gia cố phần mái ở bên dưới trong phạm vi nước xối

Tuỳ theo yêu cầu hướng của nhà xưởng được thiết kế các loại như: Chồng diềm, chữ M, răng cưa…

  • Chiều dài cửa mái không lớn hơn 48m
  • Cửa mái phải lắp kính cố định, phần trên có mái đua, phần dưới hở. Từ vĩ tuyến 18 độ Bắc trở xuống phần kính phải được thiết kế chống nắng trực tiếp. Ngoài ra còn một số trường hợp đặc biệt: không làm cửa mái, cửa mái thông gió, không lắp cửa kính mái
  • Chiều dày của cửa mái phải lớn hơn 3mm

tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng

Tường và vách ngăn

Căn cứ vào đặc tính từng nhà xưởng, nhà đầu tư sẽ chọn những loại sau: Tường chịu lực, tường chèn khung, tường tự chịu lực.

Thiết kế chân tường cần đảm bảo tiêu chuẩn:

  • Tường gạch phải có lớp chống thấm nước mưa bằng bi tum hoặc vật liệu khác. Dưới chân tường phải có lớp chống ẩm bằng vữa xi măng mác 75, chiều dày 20cm và đặt ngang tại cao độ của mặt nền
  • Tường ngăn giữa các phân xưởng  phải dễ dàng tháo lắp đáp ứng được nhu cầu thay đổi và sữa chữa thiết bị
  • Đối với nhà xưởng có kích thước nhịp nhỏ hơn 12m, chiều cao cột nhỏ hơn 6m

Cửa sổ và cửa đi

  • Tiêu chuẩn với cửa đi: Cửa đi phải mở ra phía ngoài, kích thước cửa phải lớn hơn kích thước các loại xe vận tải.
  • Tiêu chuẩn đối với cửa sổ: Độ cao không lớn hơn hoặc bằng 2,4m tính từ mặt sàn trở lên. Đối với cửa sổ trên cao trên 2,4m cần có khung cố định và kẹp giữ cánh cửa chắc chắn

Một số tiêu chuẩn khác 

  • Tiêu chuẩn về hệ thống điện nhà xưởng
  • Tiêu chuẩn an toàn phòng cháy chữa cháy theo nghị định số 79/2014//NĐ-CP 
  • Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống đánh sét, an ninh, xử lý chất thải….

Vừa rồi là các tiêu chuẩn thiết kế thi xông nhà xưởng mà các nhà thầu cần phải lưu ý. Việc tuân thủ theo các tiêu chuẩn này nhằm đảm bảo sự an toàn và hiệu quả khi đưa vào vận hành.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *