Contactor Là Gì? Tìm Hiểu Về Cấu Tạo, Chức Năng Và Cách Sử Dụng Contactor

Contactor có vai trò rất quan trọng trong hệ thống điện. Nhờ có contactor chúng ta có thể điều khiển các thiết bị khác như các động cơ, tụ bù,…bằng nút bấm, điều khiển từ xa hoặc hệ thống tự động. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về contactor là gì. Cũng như cấu tạo, chức năng của thiết bị quan trọng này.

Contactor là gì?

Contactor là một loại thiết bị điện công nghiệp còn có tên gọi khác là khởi động từ, là công tắc điều khiển điện, được sản xuất với mục đích để đóng ngắt các tiếp điểm, tạo sự liên lạc giữa các thiết bị thông qua nút nhấn. Khi sử dụng Contactor chúng ta có thể điều khiển từ xa các phụ tải có dòng điện 600A và điện áp lên tới 500A.

Cấu tạo Contactor

Cấu tạo của một Contactor sẽ gồm 3 bộ phận chính là cơ cấu điện từ, hệ thống dập hồ quang và hệ thống các tiếp điểm.

Cấu tạo Contactor

Cấu tạo Contactor

Nam châm điện hay cơ cấu điện từ

Thành phần Chức năng
Cuộn dây Contactor Dùng để tạo ra lực hút cho nam châm
Lõi sắt (Mạch từ) Gồm có phần cố định và phần nắp di động
Lõi thép Có dạng EE, EI hay dạng CI
Lò xo phản lực Dùng để đẩy phần nắp di động trở về vị trí ban đầu khi cuộn dây bị ngừng cung cấp điện.

Hệ thống hồ dập quang điện

Hồ quang điện sẽ xuất hiện khi mà Contactor chuyển mạch và nó sẽ làm mòn dần hoặc cháy các tiếp điểm. Từ đó, hệ thống dập hồ quang điện hình thành, nó gồm nhiều vách ngăn làm bằng kim loại, được đặt cạnh bên hai tiếp điểm tiếp xúc với nhau để giảm khả năng cháy, mòn tiếp điểm.

Hệ thống các tiếp điểm của Contactor

Tiếp điểm của một contactor được chia làm 2 loại theo khả năng dẫn tải qua các tiếp điểm:

  • Tiếp điểm chính: Là tiếp điểm thường hở đóng lại khi Contactor được cấp nguồn vào mạch làm cho Contactor bị hút lại. Tiếp điểm chính cho phép dòng điện lớn đi qua từ 10A cho tới vài nghìn A.
  • Tiếp điểm phụ: Có 2 trạng thái là thường đóng và thường hở. Các tiếp điểm này cho phép những dòng điện nhỏ hơn 5A qua các tiếp điểm.

Tiếp điểm thường đóng là loại tiếp điểm ở trạng thái đóng, khi cuộn nam châm trong Contactor không được cung cấp điện, còn khi khởi động từ hoạt động thì tiếp điểm này hở ra.

Kí hiệu của Contactor

Mỗi khu vực sẽ có những kí hiệu Contactor khác nhau, dưới đây là bảng kí hiệu với một số tiêu chuẩn.

Kí hiệu Contactor theo một số tiêu chuẩn

Kí hiệu Contactor theo một số tiêu chuẩn

Nguyên lý hoạt động 

Contactor có nguyên lý hoạt động như sau: Khi cung cấp nguồn điện trong mạch điều khiển ứng với một giá trị điện áp định mức của contactor vào 2 đầu cuộn dây cuốn trên phần lõi từ được cố định từ trước thì lực từ tạo ra sẽ hút phần lõi từ di động, từ đó hình thành mạch từ kín (lực từ lúc này sẽ lớn hơn phản lực của lò xo). Contactor sẽ bắt đầu trạng thái hoạt động.

Nhờ vào hệ thống tiếp điểm và bộ phận liên động về cơ giữa lõi từ di động sẽ làm tiếp điểm chính đóng lại còn tiếp điểm phụ thay đổi trạng thái (khi bình thường đóng sẽ mở ra và nếu bình thường hở sẽ đóng lại), trạng thái này sẽ được duy trì sau đó. Khi nguồn điện ngừng cung cấp cho cuộn dây thì contactor sẽ ở trạng thái nghỉ và các tiếp điểm trở về trạng thái hoạt động ban đầu.

Nguyên lý hoạt động của contactor

Nguyên lý hoạt động của contactor

Phân loại contactor

Ngày nay trên thị trường có rất nhiều cách phân loại contactor khác nhau, bao gồm cách cách dưới đây:

Phân loại theo nguyên lý truyền động: Dựa theo cách phân loại này thì contactor được chia thành các loại như Contactor điện từ, contactor thủy lực, contactor hơi ép,… Trong đó, contactor điện từ được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất.

Contactor điện từ

Contactor điện từ

Phân loại theo dòng điện: Theo cách phân loại này thì có 2 loại là contactor điện xoay chiều và contactor điện một chiều.

Phân loại theo kết cấu: Được phân contactor dùng ở nơi hạn chế chiều rộng (như buồng tàu điện) và ở nơi hạn chế chiều cao (ví dụ bảng điện ở gầm xe).

Phân loại theo tiếp điểm gồm:

Dựa vào khả năng tải dòng: Tiếp điểm phụ (cho dòng điện nhỏ đi qua có giá trị từ 1A đến 5A) và tiếp điểm chính (cho dòng điện đi qua từ 10A đến 1600A hay 2250A)

Dựa vào trạng thái hoạt động: Tiếp điểm thường đóng (khi cuộn dây nam châm ở trạng thái nghỉ không có điện thì tiếp điểm này sẽ ở trạng thái kín mạch), tiếp điểm thường mở (khi cuộn dây nam châm ở trạng thái nghỉ không có điện thì tiếp điểm này sẽ ở trạng thái hở mạch).

Phân loại theo dòng điện định mức gồm các loại: Contactor 9A, 12A, 18A,… 800A hay lớn hơn.

Phân loại theo số cực gồm: Contactor 1 pha, 2 pha, 3 pha, 4 pha. Trong đó contactor 3 pha là loại được sử dụng phổ biến nhất.

Phân loại theo cấp điện áp gồm: Contactor hạ thế, contactor trung thế.

Phân loại theo điện áp cuộn hút gồm: Cuộn hút xoay chiều 220VAC, 380VAC,… và cuộn hút 1 chiều 24VDC, 48VDC,…

Phân loại theo chức năng chuyên dụng: Một số hãng sản xuất contactor có chức năng chuyên dụng cho một ứng dụng đặc thù. Ví dụ contactor chuyên sử dụng cho tụ bù của hãng Schneider,…

Chức năng của Contactor

Chức năng Contactor hoạt động giống như những công tắc bình thường, sử dụng ON-OFF để điều khiển các thiết bị trong hệ thống điện.

Hỗ trợ đóng ngắt mạch điện một cách an toàn, bảo vệ hệ thống điện trong quá trình hoạt động và vận hành dây chuyền sản xuất.

Contactor thường được lắp đặt ở vị trí A nhưng có thể điều khiển các thiết bị ở vị trí B với khoảng cách rất xa. Thường được sử dụng trong các nhà máy, xí nghiệp đặc biệt là các tủ điện lớn đều sử dụng Contactor.

Ưu điểm:

Contactor có kích thước khá nhỏ gọn có thể được lắp đặt và vận hàng ở những không gian nhỏ, đáp ứng được những nhu cầu mà cầu giao chưa làm được.

An toàn tuyệt đối với người thực hiện và hệ thống điện bởi được thiết kế vỏ ngăn hồ quang bị hở ra bên ngoài.

Contactor có thời gian đóng ngắt nhanh, có độ bền cao, hoạt động ổn định và tuổi thọ kéo dài. Từ đó, khởi động từ được sử dụng phổ biến ở tủ điện trong nhiều môi trường khác nhau.

Cách sử dụng Contactor

Khi Contactor được cấp nguồn điện tương ứng với giá trị điện áp định mức vào hai đầu của cuộn dây quấn trên phần lõi từ cố định thì lực từ được tạo ra và hút phần lõi từ di động hình thành mạch từ kín, dẫn đến Contactor hoạt động.

Tiếp theo, tiếp điểm chính sẽ đóng lại, tiếp điểm phụ chuyển đổi trạng thái (thường đóng sẽ mở ra, thường hở sẽ đóng lại) nhờ vào bộ phận liên động về cơ giữa lõi từ di động và hệ thống tiếp điểm.

Contactor sẽ về trạng thái nghỉ và các tiếp điểm trở về trạng thái ban đầu khi ngừng cung cấp điện.

Ứng dụng của contactor trong đời sống

Là thiết bị đóng cắt được sử dụng phổ biến ở tất cả các hệ thống điện. Với một số ứng dụng nổi bật ở các lĩnh vực như:

  • Công nghiệp: Được dùng để điều khiển và vận hành các thiết bị giúp hệ thống điện an toàn trong quá trình hoạt động. Trong lĩnh vực công nghiệp thì đây được xem là phương pháp cơ điện, nó sẽ không xử lý được những vấn đề quá phức tạp nhưng lại dễ dàng trong quá trình sửa chữa.
  • Ngành tự động hóa: Đòi hỏi xử lý những công việc có tính chất phức tạp hơn nên phương pháp cơ điện tử hình thành vì nó có sự can thiệp của bộ xử lý hoàn thành được những quy trình sản xuất hiện đại.

Trên đây là những thông tin mà Điện Châu Á cung cấp cho bạn về cấu tạo, nguyên lý cũng như ứng dụng của Contactor. Hy vọng những thông tin này sẽ giải đáp những thắc mắc tại sao thiết bị này lại được sử dụng phổ biến như hiện nay. Liên hệ với chúng tôi để nhận báo giá và đặt hàng ngay.

Nguồn: https://dienchaua.vn/contactor-la-gi/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *