Quản Trị Website Là Gì? – 13 Công Việc Cần Làm Dành Cho Người Mới Học Quản Trị Website

quản trị website là gì

Website không chỉ là một công cụ để hỗ trợ cho hoạt động marketing hiệu quả hơn. Mà đây còn là một bộ mặt của doanh nghiệp đối với khách hàng và đối tác. Một trang web có giao diện đẹp, khoa học – như vậy thôi là chưa đủ. Mà điều quan trọng là cần phải có sự quản trị web một cách hiệu quả. Vậy quản trị website là gì? Các công việc cần phải làm của một người quản trị web là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Quản trị website là gì?

Nếu bạn đang tìm hiểu về marketing online, hay bạn đang tìm hiểu về cách vận hành 1 trang web. Thì chắc hẳn rằng bạn sẽ gặp qua cụm từ “quản trị web” không dưới 1 lần. Vậy, quản trị web là gì?

Quản trị website là quá trình quản lý, phát triển, tối ưu và bảo dưỡng trang web đó. Cụ thể của công việc này là: viết nội dung cho web, xử lý hình ảnh, tối ưu trải nghiệm người dùng… Các hoạt động này nhằm giúp cho trang web được vận hành trơn tru và nâng cao hiệu quả marketing hơn.

Vậy người quản trị website là gì? Người quản trị website hay còn gọi là webmaster. Những người quản trị website hầu hết đều phải có hiểu biết ít nhiều về lập trình. Đồng thời, kết hợp với việc xây dựng nội dung trang web sao cho hấp dẫn, lôi kéo người xem.

quản trị website là gì

Quản trị website là làm gì?

Như đã nói ở trên, quản trị website bao gồm các công việc như quản lý, phát triển, tối ưu và bảo dưỡng một trang web nào đó. Vậy, công việc cụ thể của quản trị website là làm gì?

Các công việc cụ thể phải kể đến như: duy trì server; phát hiện, sửa lỗi code; thiết kế logo, hình ảnh; xây dựng nội dung,… Ngoài ra, người quản trị website còn phải phụ trách xây dựng và quản lý content để đăng lên website, tối ưu SEO… 

Đồng thời, họ cũng phải thường xuyên theo và đánh giá tình hình hoạt động của web để đưa ra chiến lược cho phù hợp. Tất cả các công việc kể trên không chỉ được thực hiện bởi người quản trị website.

Để có một website chuẩn thì tất cả các công việc này cần phải có sự tương tác, phối hợp giữa các team thiết kế, content và lập trình. Và người quản trị website chính sẽ có nhiệm vụ phải làm việc với các bộ phận đó để đảm bảo cho website được hoạt động tốt nhất.

Xem thêm bài viết: Quản Trị WebSite Là Làm Gì? Việc Cần Làm Để Quản Trị Web Hiệu Quả để tìm hiểu rõ hơn về các công việc cần phải làm của quản trị website. Cũng như những kỹ năng mà người quản trị website cần phải có.

Danh sách 13 công việc dành cho người mới học quản trị website

Dành cho những ai đang tìm hiểu về quản trị website là làm gì. Hoặc những ai mới theo học về quản trị web. Hãy bỏ túi ngay 13 công việc cần phải làm để không bỏ lỡ bước nào trong quá trình quản trị website.

Công việc hàng ngày

  • Backup website: Đây là một bước dự phòng giúp bạn nhanh chóng khôi phục lại website trong trường hợp trang web hay hosting gặp sự cố.
  • Quản lý thời gian uptime: Uptime là thước đo thời gian một hệ thống hosting hoạt động liên tục, không bị gián đoạn. Hãy thường xuyên kiểm tra và theo dõi chỉ số này. Nếu tình trạng downtime xảy ra thường xuyên thì bạn nên nâng cấp hoặc chọn công ty hosting khác.
  • Báo cáo bảo mật: Các phần mềm độc hại xuất hiện ngày càng nhiều. Chính vì vậy, bạn cần phải cảnh giác để tránh nguy cơ bị lây nhiễm mã độc.

Công việc hàng tuần

  • Kiểm tra WordPress, theme, plugin để cập nhật những thay đổi mới nhất từ nền tảng trang web.
  • Kiểm tra website trên nhiều trình duyệt khác nhau để xem có bị lỗi layout, format hay không. Từ đó giúp bạn có thể kịp thời phát hiện ra lỗi và sửa chữa kịp thời.

Công việc hàng tháng/hàng quý

  • Phân tích website: Sử dụng công cụ Google Analytics để phân tích các yếu tố về SEO. Ví dụ như: nguồn traffic đến từ đâu?, Thời gian người dùng ở lại trang web là bao lâu?… Từ đó giúp chúng ta có thể đánh giá được sự tăng trưởng của website. Tối ưu những trang có traffic cao và thay đổi những trang kém chất lượng.
  • Kiểm tra tốc độ tải trang: Bạn nên kiểm tra tốc độ tải trang hàng tháng và tìm ra biện pháp khắc phục kịp thời để cải thiện loading time nhé.
  • Kiểm tra form: Bạn hãy lướt qua website mỗi tháng ít nhất 1 lần và điền thử các form để đảm bảo chúng không bị lỗi khi người dùng tương tác.
  • Loại bỏ các theme hoặc plugin không cần sử dụng đến.
  • Kiểm tra lại backup: Việc backup dữ liệu là công việc cần phải làm hằng ngày. Tuy nhiên định kỳ mỗi tháng hoặc mỗi quý bạn nên xem lại file dữ liệu này. 
  • Tối ưu dữ liệu: Các chức năng như nháp, comment spam… khiến cho nền tảng WordPress ngày càng nặng hơn. Chính vì vậy, hãy thường xuyên tối ưu dữ liệu để website hoạt động hiệu quả hơn nhé.

Công việc hàng năm

  • Cập nhật copyright: Hãy cập nhật thông tin trên footer theo năm của hiện tại. Nếu không khách hàng sẽ cảm thấy không tin tưởng và không liên hệ với bạn đấy.
  • Review, đánh giá plugin và theme: Xem xét và đánh giá hiệu suất của tất cả các plugin đang dùng. Và hãy đảm bảo rằng theme mà bạn đang dùng có thể đáp ứng được tiêu chuẩn của WordPress. Và có thể cập nhật code những khi cần.

Thông qua bài viết này hy vọng rằng các bạn sẽ hiểu hơn về quản trị website và các công việc cần phải làm của người quản trị web nhé. Chúc các bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *