Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Thừa Kế – Thủ Tục Khởi Kiện

Tranh chấp đất đai thừa kế là một nội dung khá phổ biến trong tranh chấp dân sự, đặc biệt là các tranh chấp liên quan tới việc phân chia di sản thừa kế. Vì thế mà nó có liên quan trực tiếp đến các lợi ích của những người có quyền thừa kế.

Pháp luật quy định gì về việc thừa kế quyền sử dụng đất?

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 hiện nay thì cá nhân có thể để lại di sản của mình cho người khác thông qua di chúc hoặc theo quy định của pháp luật.

Vì thế, có 2 hình thức thừa kế tài sản đó là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Nhưng với mỗi hình thức thừa kế thì pháp luật lại có những quy định cụ thể riêng biệt.

Thừa kế đất theo di chúc

Việc lập di chúc của người để lại di sản là quyền sử dụng đất mà khi người để lại không còn sáng suốt, minh mẫn, bị những người đồng thừa kế hoặc bị người khác cưỡng ép, đe dọa thì di chúc của họ sẽ không có hiệu lực (quy định tại khoản 1 Điều 639 của Bộ luật dân sự 2015).

Người lập di chúc có thể lập di chúc theo nhiều thức thức khác nhau như di chúc miệng, bằng văn bản, di chúc có người làm chứng, di chúc được chúc thực, công chứng. Với mỗi hình thức lập di chúc khác nhau thì pháp luật lại có những quy định cụ thể cho từng hình thức và hình thức của di chúc cũng phải đúng theo các quy định cụ thể.

Ngoài ra, các hình thức của di chúc phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện được quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 thì mới được coi là di chúc hợp pháp. Từ đó mới có những cơ sở để xem xét hiệu lực của di chúc.

Thừa kế đất theo pháp luật

Hiện nay, Bộ luật Dân sự 2015 hiện hành đã quy định rằng nếu người để lại di sản không có di chúc hoặc di chúc vô hiệu, không hợp pháp, di chúc bị rách nát mà không thể thực hiện được nội dung của di chúc hoặc những người thừa kế được chỉ định trong di chúc từ chối nhận di sản thì di sản sẽ được chia theo pháp luật.

Việc hưởng thừa kế theo pháp luật được chia theo hàng thừa kế. Vì thế, pháp luật quy định có 3 hàng thừa kế, các hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu hàng thừa kế trước không có ai hưởng hoặc họ từ chối nhận di sản đó. 

Như vậy, nếu di sản để lại là quyền sử dụng đất mà không được để lại bằng di chúc hoặc di chúc hết hiệu lực, bị vô hiệu hóa theo quy định của pháp luật thì di sản là quyền sử dụng đất sẽ được chia theo pháp luật cho người thừa kế quyền sử dụng đất theo pháp luật.

>>>Có thể bạn quan tâm: Những Lưu Ý Quan Trọng Trong Giải Quyết Tranh Chấp Quyền Sử Dụng Đất

tranh chấp đất đai thừa kế

Điều kiện thừa kế quyền sử dụng đất

Theo quy định của pháp luật hiện hành, tại điểm đ khoản 1 Điều 179 Luật đất đai 2013 thì cá nhân sử dụng đất đai có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc có thể theo pháp luật.

Điều kiện được thừa kế quyền sử dụng đất được quy định cụ thể như sau:

– Có giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất thừa kế (tại khoản 1 Điều 169, Điều 188).

– Đất không xảy ra tranh chấp

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án, trong thời hạn sử dụng đất

>>>Có thể bạn quan tâm: Mẫu Đơn Đề Nghị Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Theo Quy Định Mới Nhất

tranh chấp đất đai thừa kế

Cách giải quyết tranh chấp đất đai thừa kế

Thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai thừa kế

– Thực hiện việc hòa giải tại cấp xã nơi có đất tranh chấp. Trong trường hợp việc hòa giải không thành thì có quyền gửi đơn đến Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh theo quy định tại Điều 34 và 35 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 để yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp.

– Khởi kiện Tòa án có thẩm quyền

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai thừa kế

Theo quy định tại khoản 1 Điều 633 của Bộ luật dân sự 2015 thì đối với tranh chấp thừa kế đất đai có di chúc, những người đồng thừa kế được hưởng di sản theo di chúc có quyền yêu cầu chia thừa kế trong thời hạn là 30 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.

Nội dung đơn tranh chấp đất đai thừa kế

– Thông tin của người khởi kiện

– Thông tin của người bị kiện

– Nội dung đơn tranh chấp đất đai thừa kế

– Nội dung yêu cầu

– Các tài liệu chứng minh đất có tranh chấp gửi kèm đơn khởi kiện

tranh chấp đất đai thừa kế

Thủ tục khởi kiện tranh chấp tại Tòa án

– Người khởi kiện tranh chấp đất đai thừa kế phải làm đơn khởi kiện gửi tới Tòa án.

– Sau khi nhận được đơn khởi kiện tranh chấp, Tòa án sẽ tiến hành các thủ tục xem xét đơn và thụ lý vụ án.

– Sau khi thụ lý, Tòa án sẽ tiến hành các thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai thừa kế để chuẩn bị xét xử như là thu thập chứng cứ, xác minh di chúc, nội dung di chúc, xác minh nguồn gốc đất, xác minh thân nhân người thừa kế theo pháp luật, tiến hành các thủ tục xem xét thẩm định tại chỗ và đưa vụ án ra xét xử.

Trên đây là những hướng dẫn chung về thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất đai theo quy định pháp luật.

>>>Có thể bạn quan tâm: Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Và Các Thủ Tục Cần Thiết

Nguồn: luatanphu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *