Nỗi Lo Khi Mua Nhà Bằng Hợp Đồng Góp Vốn

giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn

Hiện nay bất động sản đang là một trong những lĩnh vực “hot” phát triển mạnh và nhanh nhất, chính vì thế ngày càng nhiều người đã lựa chọn đầu tư vào lĩnh vực này với mong kiếm lợi nhuận cao. Với sự phát triển nhanh chóng như vậy thì nhiều dự án đã hình thành, các chủ đầu tư cũng từ đó đã tạo ra hợp đồng góp vốn từ đó kêu gọi các tổ chức, cá nhân góp vốn xây dựng đầu tư dự án nhà ở, thật ra bản chất của nó là hợp đồng mua bán nhà đất. Bởi lẽ chủ đầu tư cần vốn để xoay sở triển khai dự án kịp tiến độ và ổn định đầu ra, còn người góp vốn có thể mua được nhà đất giá gốc để ở hoặc bán lại kiếm lời. Nhưng trên thực tế rủi ro luôn thường trực đã có rất nhiều vụ khởi kiện pháp luật nhằm giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn khi chủ đầu tư vi phạm hợp đồng.

Tranh chấp hợp đồng góp vốn – Nguyên nhân từ đâu

Giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn  là nhu cầu cấp thiết để tìm ra phương án giải quyết khả thi để bảo vệ quyền lợi cho đôi bên khi xảy ra hành vi vi phạm hợp đồng góp vốn. Tranh chấp hợp đồng xảy ra nguyên nhân thường đến từ nhiều phía chủ đầu tư, người góp vốn, chính sách nhà nước. Trong đó nguyên nhân chính thường xuất phát từ chủ đầu tư khi quá trình thi công không đúng tiến độ hoặc thi công hoàn thiện không đúng theo phê duyệt ban đầu và không đảm bảo chất lượng, quy chuẩn theo quy định của pháp luật. 

Nguy cơ mất trắng 

Hiện nay nhiều công ty BĐS giao kết với khách hàng dưới các hình thức hợp đồng góp vốn đầu tư, hợp đồng thỏa thuận điều kiện chuyển nhượng BĐS, hợp đồng nguyên tắc chuyển nhượng BĐS, hợp đồng đặt cọc… Nhiều dự án pháp lý chưa rõ ràng, chưa đủ điều kiện giao dịch,  kinh doanh nhưng chủ đầu tư vẫn đưa ra mua bán bằng nhiều hình thức khác nhau. Một số trường hợp sau khi nhận tiền góp vốn của khách hàng nhưng lại không triển khai thực hiện dự án, dẫn đến khách hàng tranh chấp, khiếu kiện.

Cảnh giác chiêu lừa của các dự án ma 

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản cho biết hợp đồng vay vốn, góp vốn hay hợp tác đầu tư mà một số chủ đầu tư ký với khách hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là với các chủ đầu tư làm ăn không uy tín minh bạch, nhiều khách hàng đã bị chủ đầu tư chiếm dụng vốn với hình thức lách luật này. Lợi dùng lòng sự tin của người đầu tư và khách hàng, nhiều công ty BĐS đưa ra hợp đồng dạng này là những chủ đầu tư vẽ dự án ma để lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản chiêu dụ để nhà đầu tư, khách hàng rơi vào bẫy. Chiêu lừa của các chủ đầu tư này là vẽ dự án trên giấy tờ giá rẻ hơn trên thị trường cam kết lợi nhuận hấp dẫn để dẫn dụ khách hàng bỏ tiền đầu tư. Nếu các chủ đầu tư này bỏ trốn thì khách nguy mất trắng tay là rất cao. Vì vậy khách hàng nên lưu ý cẩn trọng với các giao dịch bất động sản. Đặc biệt khách hàng cần tìm hiểu rõ nguồn gốc pháp lý của các dự án bất động sản đó và công ty bán bất động sản. Để tránh xảy ra các trường hợp mất tiền đáng tiếc, hãy cẩn trọng trong các hợp đồng giao dịch.

giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn

Khách hàng cần làm gì để bảo vệ quyền lợi khi chủ đầu tư sai phạm ?

Trong trường hợp chủ đầu tư không bàn giao nhà đúng như thời hạn theo hợp đồng mua bán hoặc có dấu hiệu sai phạm vi phạm hợp đồng nếu không thương lượng được thì khách hàng có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện khi đó thông qua phán quyết của tòa án khách hàng có quyền yêu cầu chủ đầu tư phải bồi thường thiệt hại và hoàn trả lại lại số tiền góp vốn theo quy định của pháp luật. 

Trường hợp chủ đầu tư bàn giao nhà nhưng không đúng với thiết kế, không đảm bảo chất lượng, không đúng tiến độ thực hiện dự án thì khách hàng có quyền từ chối không nhận bàn giao nhà và yêu cầu chủ đầu tư phải sửa chữa khắc phục, hoàn thiện đảm bảo đúng những gì đã ký trong hợp đồng trước khi bàn giao nhà.

Tuy nhiên, thực tế không phải trường hợp nào nhà đầu tư, khách hàng cũng có thể nhanh chóng thu hồi lại vốn đầu tư hoặc nhận bàn giao nhà mặc dù đã thắng kiện tại tòa án, do nhiều nguyên nhân, như thủ tục thi hành án kéo dài hoặc chủ dự án không còn khả năng thực hiện việc thi hành án, cũng có trường hợp chủ dự án vẫn còn khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình nhưng cố tình không hợp tác bất chấp luật pháp.

Việc các bên giao kết một hợp đồng góp vốn có nội dung chặt chẽ và minh bạch cũng đồng thời góp phần tạo cơ chế giải quyết dứt điểm các tranh chấp một cách rõ ràng và công bằng giữa các bên, tránh trường hợp khiếu kiện kéo dài cho hệ thống tòa án, gây hậu quả không đáng có cho sự phát triển của dự án

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *