Quy Định Và Thủ Tục Thực Hiện Bán Tài Sản Cố Định

Doanh nghiệp bạn đang có tài sản cố định (TSCĐ) cần thanh lý? Bạn đang cần tìm hiểu về thủ tục bán tài sản cố định không còn nhu cầu sử dụng? Bài viết sau đây, Luật An Phú sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc xoay quanh vấn đề này.

bán tài sản cố định

Quy định về bán tài sản cố định

Theo điểm 3.2 khoản 3 điều 35 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định:

“Trường hợp thanh lý TSCĐ: TSCĐ thanh lý là những TSCĐ hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được, những TSCĐ lạc hậu về kỹ thuật hoặc không phù hợp với yêu cầu sản xuất,kinh doanh.”

Khi thực hiện thanh lý tài sản, doanh nghiệp cần phải ra quyết định thanh lý, thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ. Hội đồng thanh lý có nhiệm vụ thực hiện thanh lý theo trình tự, thủ tục quy định trong chế độ quản lý tài chính. Ngoài ra, hội đồng còn có nhiệm vụ lập biên bản thanh lý TSCĐ theo mẫu quy định.

Lưu ý rằng: Biên bản cần được thành lập thành 2 bản. Trong đó: 1 bản được chuyển cho phòng kế toán, 1 bản được giao cho bộ phận quản lý, sử dụng TSCĐ.

Theo khoản 1 điều 38 Thông tư 200/2014/TT-BTC và khoản 1 điều 32 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định:

“Đối với TSCĐ đã khấu hao hết (đã thu hồi đủ vốn), nhưng vẫn còn sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh thì không được tiếp tục trích khấu hao.”

Đối với các TSCĐ chưa tính đủ khấu hao tức chưa thu hồi vốn mà đã hư hỏng, cần phải thanh lý. Thì đơn vị cần phải xác định nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, hay cá nhân để xử lý bồi thường. Phần giá trị còn lại của TSCĐ chưa được thu hồi, không được bồi thường phải bù đắp bằng số thu do thanh lý tài sản đó.

Điều kiện bán tài sản cố định

Một số điều kiện bán tài sản cố định là:

  • TSCĐ đã hết thời gian khấu hao sử dụng
  • TSCĐ nếu sử dụng tiếp thì mất chi phí lớn, hiệu quả thấp
  • Tài sản hư hỏng không sửa chữa được
  • Thu hẹp quy mô
  • Thay đổi mục tiêu hoạt động, không có nhu cầu tiếp tục sử dụng

Thủ tục tiến hành thanh lý

Để thực hiện thanh lý tài sản cố định, ta cần thực hiện theo quy trình sau:

  • Bước 1: Kiểm tra tình trạng của TSCĐ

Bộ phận sử dụng TSCĐ có nhiệm vụ phải kiểm tra tình trạng của của tài sản. Trong trường hợp tài sản bị hư hỏng hoặc hết thời gian khấu hao thì cần phải lập giấy báo gửi lên trưởng bộ phận. Trưởng bộ phận sẽ tiến hành xem xét tình trạng của tài sản, sau đó trình lên ban giám đốc.

  • Bước 2: Đề nghị thanh lý TSCĐ

Nếu tài sản gặp phải một trong các trường hợp như phần “Điều kiện bán tài sản cố định” thì phải tiến hành thanh lý.

  • Bước 3: Ra quyết định

Doanh nghiệp bắt đầu thành lập hội đồng thanh lý, kiểm kê, đánh giá lại tài sản cố định. Hội đồng thanh lý tài sản gồm có những thành phần sau:

  • Thủ trưởng đơn vị: Chủ tịch hội đồng
  • Kế toán trưởng, kế toán tài sản
  • Trưởng (phó) bộ phận cơ sở vật chất
  • Cán bộ phụ trách về tài sản, có hiểu biết về đặc tính kỹ thuật của tài sản cần thanh lý
  • Đại diện đoàn thể: Công đoàn, Thanh tra Nhân dân

Người ra quyết định cuối cùng sẽ là Ban Giám đốc doanh nghiệp.

  • Bước 4: Tiến hành thanh lý

Hội đồng thanh lý TSCĐ sẽ trình cho người có quyền ra quyết định để ra quyết định hình thức xử lý:

  • Bán tài sản: Ra quyết định về giá bán, các thủ tục thực hiện…
  • Hủy tài sản
  • Bước 5: Tổng hợp kết quả thanh lý tài sản

Hội đồng thanh lý tiến hành lập biên bản và tập hợp các văn bản liên quan đến kết quả xử lý TSCĐ. Bộ phận kế toán sẽ thực hiện ghi nhận theo quy định của nhà nước. Số tiền thu được sẽ chuyển vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị. (Sau khi trừ đi các khoản chi phí có liên quan đến việc thực hiện thanh lý tài sản)

bán tài sản cố định

An Phú – Tư vấn luật doanh nghiệp đáng tin cậy

An Phú là công ty luật hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Đây là công ty luật uy tín tại TP. Hồ Chí Minh. Tại đây chúng tôi có một đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm. Không chỉ dừng lại ở việc giúp các doanh nghiệp thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh. Mà Công ty Luật TNHH quốc tế An Phú còn cung cấp các gói dịch vụ như sau:

  • Đại diện đàm phán, thực hiện giao dịch, mua bán, sáp nhập
  • Tư vấn về các nghiệp vụ như thủ tục bán tài sản cố định hữu hình, tổ chức một kế hoạch kinh doanh có định hướng, thỏa thuận góp vốn đầu tư ban đầu…
  • Tham gia giải quyết các tranh chấp nội bộ có liên quan đến quyền quản trị, chuyển nhượng phần góp vốn.

An Phú có tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến. Hỗ trợ tư vấn cho mọi cá nhân và doanh nghiệp nào có nhu cầu. Chúng tôi có nhiều chuyên viên tư vấn không chỉ giàu kinh nghiệm mà chúng tôi còn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, luôn tận tâm phục vụ vì khách hàng.

Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 028 6656 1770. Hoặc đến trực tiếp văn phòng của chúng tôi tại Lầu 9, 163 Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3, Tp.HCM.

Nguồn: luatanphu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *