Tranh Chấp Đất Đai Không Có Sổ Đỏ Sẽ Được Giải Quyết Như Thế Nào?

tranh chấp đất đai không có sổ đỏ

Đất đai là một tài sản giá trị và thường xuyên dẫn đến nhiều trường hợp tranh chấp nhất. Khi có vấn đề tranh chấp phát sinh, để bảo vệ được quyền và tài sản của mình thì các bên sẽ đưa ra các chứng từ chứng minh miếng đất đó thuộc quyền sở hữu của họ. Sổ đỏ chính là giấy tờ quan trọng nhất để có thể chứng minh được điều đó. Vậy với trường hợp tranh chấp đất đai không có sổ đỏ thì sẽ được giải quyết như thế nào? Cùng Luật Nguyễn Hướng tìm hiểu qua quy trình giải quyết tranh chấp đất đai khi không có sổ đỏ thông qua bài viết này nhé.

Các hình thức giải quyết tranh chấp đất đai không có sổ đỏ

Dựa theo khoản 2 điều 203 của Luật Đất Đai năm 2013. Đất đai không có sổ đỏ sẽ được giải quyết tranh chấp bằng 2 hình thức sau:

  • Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền xử lý.
  • Khởi kiện tại các tòa án nhân dân có thẩm quyền đã được luật tố tụng dân sự quy định.

Tranh chấp đất đai không có sổ đỏ được giải quyết như thế nào?

Áp dụng theo điều 202 và 203 của Luật Đất Đai năm 2013 cùng nghị định 43/2014/NĐ-CP. Trình tự để giải quyết tranh chấp đất đai khi không có sổ đỏ sẽ thực qua các bước như sau:

Hòa giải 

Nhà nước luôn luôn khuyến khích các cá nhân đang tranh chấp đất đai nên tự hòa giải. Nếu không thể tự hòa giải thì nên thông qua các cơ sở để thực hiện hòa giải. Nếu cả hai bên vẫn không thể giải quyết được vấn đề tranh chấp thì mới phải gửi đơn lên Ủy ban nhân dân cấp xã. Nơi đang có đất bị tranh chấp để thực hiện quá trình hòa giải.

Thủ tục hòa giải tranh chấp đất tại UBND cấp xã phải được thực hiện không quá 45 ngày. Bắt đầu tính từ ngày nhận được đơn yêu cầu cần giải quyết tranh chấp đai. Quá trình thực hiện hòa giải phải được lập biên bản và có chữ ký của cả hai bên. Ủy ban nhân dân sẽ xác nhận việc hòa giải hoàn thành hoặc không không hoàn thành.

tranh chấp đất đai không có sổ đỏ
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Tiến hành giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai không có sổ đỏ

Nếu như quá trình hòa giải tại UBND cấp xã không thành công thì sẽ được tiếp tục giải quyết theo trình tự như sau:

  • Thứ nhất tranh chấp đất đai khi một bên có giấy tờ chứng nhận. Đương sự có giấy chứng nhận hoặc một giấy tờ thuộc quy định của điều 100 Luật Đất Đai và tranh chấp tài sản có gắn liền với đất thì sẽ được tòa án nhân dân trực tiếp giải quyết.
  • Thứ hai, tranh chấp đất đai mà không bên nào có giấy tờ chứng nhận. Cả hai bên đương sự đều không có giấy chứng nhận và giấy tờ thuộc điều 100 Luật Đất Đai và tranh chấp tài sản có gắn liền với đất. Đương sự sẽ được lựa chọn 1 trong 2 hình thức giải quyết vấn đề tranh chấp đất dưới đây:

Nộp đơn yêu cầu giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai tại UBND các cấp có thẩm quyền

Tranh chấp giữa các cá nhân, hộ gia đình thì sẽ được UBND cấp huyện trực tiếp giải quyết. Nếu không đồng ý thì tiếp tục khiếu nại lên UBND cấp Tỉnh. Hoặc có thể khởi kiện tại các Tòa án nhân dân theo quy định của luật tố tụng hành chính.

Trường hợp tranh chấp mà một bên là người Việt Nam định cư nước ngoài, cơ sở kinh doanh có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức hoặc các cơ sở tôn giáo thì sẽ do UBND cấp Tỉnh giải quyết. Không đồng ý với quyết định thì có thể đưa lên bộ Tài nguyên và Môi trường. Hoặc có thể khởi kiện tại các Tòa án nhân dân theo quy định của luật tố tụng hành chính.

Khi người có thẩm quyền đưa ra quyết định giải quyết tranh chấp đất đai lần đầu. Nếu như một trong hai bên không đồng ý thì phải gửi đơn đề nghị giải quyết lần hai. Trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Đối với các khu vực vùng sâu vùng xa, miền núi, hải đảo… thì không được quá 45 ngày. Nếu như không có đơn gửi cho người thẩm đòi yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai lần hai thì coi như quyết định đó có hiệu lực thi hành.

Trong vòng 30 ngày từ ngày nhận được quyết định của các cơ quan thẩm quyền về việc giải quyết tranh chấp đất đai lần 2. Và 45 ngày đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, cùng có điều kiện kinh tế – chính trị khó khăn… quyết định giải quyết tranh chấp đất đai lần thứ 2 sẽ có hiệu lực thi hành.

Khởi kiện tại tòa án nhân dân có đủ thẩm quyền theo quy định của luật tố tụng dân sự

Quy trình khởi kiện lên tòa án nhân dân được thực hiện lần lượt theo các bước:

  • Người khởi kiện đưa đơn kiện đến Tòa án thuộc nơi có đất đang bị tranh chấp. Đơn kiện cần phải có đầy đủ các nội dung được quy định theo điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.
  • Khi đã hoàn tất xong hồ sơ khởi kiện, người khởi kiện cần phải nộp tiền tạm ứng án phí. Sau đó đem biên lai thu tiền tạm ứng án phí nộp lại cho bên Tòa Án.
  • Tòa án sẽ thụ lý vụ án và bắt đầu tiến hành thủ tục hòa giải.
  • Nếu hòa giải không thành công thì Tòa án sẽ đưa vụ án ra tiến hành xét xử sơ thẩm. Sau đó sẽ ban hành các bản án hoặc đưa ra các quyết định.
  • Trong trường hợp một bên không đồng ý với bản án và các quyết định sơ thẩm của Tòa. Các bên sẽ tiến hành việc nộp đơn kháng cáo, kháng nghị. Bản án và quyết định sơ thẩm của Toà chưa đủ hiệu theo thủ tục phúc thẩm.

Luật Nguyễn Hướng đã chia sẻ đến các bạn quy trình giải quyết tranh chấp đất đai không có sổ đỏ. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về cách xử lý cũng như giải quyết các vấn đề tranh chấp liên quan đến đất thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp chi tiết hơn nhé.

Nguồn: https://luatnguyenhuong.vn/tranh-chap-dat-dai-khong-co-so-do

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *