Tranh Chấp Hợp Đồng Đặt Cọc – Tư Vấn Giải Quyết

Tòa án nào có thẩm quyền để giải quyết vấn đề về tranh chấp hợp đồng đặt cọc? Đây là câu hỏi mà nhiều người đang thắc mắc vì nếu không nộp đơn khởi kiện đúng nơi có thẩm quyền sẽ bị trả lại đơn, từ đó quyền lợi của mình không được đảm bảo. Cùng Luật An Phú tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Quy định về hợp đồng đặt cọc

Đặt cọc là gì? 

Theo quy định tại Điều 328 Bộ luật dân sự 2015, đặt cọc là việc một bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền hoặc đá quý, kim khí quý hay vật có giá trị khác trong một thời gian để đảm bảo việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Bản chất của việc đặt cọc là một quy định để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ. Vì vậy khi mua đất, mua nhà hay thuê nhà,… thì hợp đồng đặt cọc sẽ được lập ra. Mức đặt cọc bao nhiêu sẽ do các bên tự thỏa thuận với nhau.

hop-dong-dat-coc

Hợp đồng đặt cọc như thế nào là hợp pháp?

Hợp đồng đặt cọc là một văn bản ghi lại sự thỏa thuận của các bên về khoản đặt cọc trong quá trình giao dịch, có đầy đủ nội dung của một bản hợp đồng theo Điều 398 Bộ luật dân sự 2015 và có thỏa thuận về vấn đề nhận cọc, phạt cọc theo Điều 328 Luật này.

Hợp đồng đặt cọc không bắt buộc phải đem công chứng. Nhưng để đảm bảo cho sự an toàn và tránh được rủi ro thì các bên hoàn toàn có thể yêu cầu công chứng hợp đồng đặt cọc này.

Các tranh chấp về hợp đồng đặt cọc thường gặp

Tranh chấp về hợp đồng đặt cọc thường xảy ra khi hai bên không đạt được giao dịch hoặc một trong hai bên không giao kết hợp đồng hoặc không thực hiện các điều khoản trong hợp đồng.

Nguyên nhân dẫn đến việc hai bên không đạt được giao dịch rất đa dạng. Nó có thể xuất phát từ lỗi bên đặt cọc hoặc bên nhận đặt cọc. Khi giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc điều quan trọng nhất là cần xác định được lỗi của các bên trong hợp đồng để xử lý tài sản đặt cọc.

Theo quy định của Bộ Luật dân sự thì tài sản đặt cọc sẽ được xử lý như sau: “Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết và thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc  thuộc về bên nhận đặt cọc; còn nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác

Tuy nhiên, khi hai bên đã phát sinh tranh chấp về hợp đồng đặt cọc thì bên nhận đặt cọc thường giữ số tiền cọc và không chịu giải quyết cho bên đặt cọc. Vì thế mà trong các tranh chấp đặt cọc bên đặt cọc thường là bên chịu nhiều rủi ro.

tranh-chap-hop-dong-dat-coc

Tư vấn về tranh chấp hợp đồng đặt cọc

Để giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc, thông thường có 2 phương thức thực hiện:

– Thứ nhất: Hai bên có thể tự nhau thương lượng, hòa giải trên tinh thần đôi bên cùng có lợi để có thể giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc được tốt nhất.

– Thứ hai: Nếu một trong hai bên có quyền và lợi ích bị xâm phạm thì có thể khởi kiện ra toà án có thẩm quyền để giải quyết.

Câu hỏi về giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc

Tóm tắt câu hỏi về tranh chấp hợp đồng đặt cọc

Thỏa thuận

Chúng tôi cho công ty X thuê nhà làm địa điểm kinh doanh. Theo thỏa thuận bên thuê đặt cọc 1 (một) tháng tiền nhà. Bên thuê trả tiền nhà trước theo kỳ hạn ba tháng /lần vào ngày đầu tiên của kỳ thanh toán. Nếu việc trả tiền chậm 7 ngày thì Hợp đồng đương nhiên bị hủy.

Sở dĩ phải đặt vấn đề như vậy là vì (đã một số lần) bên thuê lần lữa hết tháng (hết tiền đặt cọc) rồi tuyên bố hủy hợp đồng vì khó khăn, vì thua lỗ, vì thôi không buôn bán nữa… để lại hậu quả toàn bộ tiền điện, nước, hư đồ, kẻ vẽ lên tường… gia đình phải trả, sửa chữa và “sơn vá” lại. Gia đình nghĩ: Số tiền vài ba triệu đã chi, dẫu đi thưa kiện chắc cũng không được xử, đành thôi.

Xác định hợp đồng

Nay hợp đồng xác định rõ: “Nếu việc trả tiền chậm 7 ngày thì Hợp đồng đương nhiên bị hủy” nhưng công ty X lại ngang nhiên vi phạm hợp đồng mà chúng tôi không có cách gì để “mời họ ra khỏi nhà”. Gọi điện thoại họ không nhấc máy, nhắn tin đòi tiền họ không trả lời, đến tận nơi thì những người làm việc cho công ty X nói ”Lãnh đạo đi vắng hết, chúng em không có quyền giải quyết, cũng không có quyền trả lời các vấn đề chị hỏi”.

Cơ quan nào về mặt chức năng quản lý Nhà nước có thể có quyền, có chức năng giúp chúng tôi thực hiện thỏa thuận trong hợp đồng? Làm thế nào để “mời” bên vi phạm hợp đồng ra khỏi nhà? Kinh phí chi trả cho việc này thế nào nếu không muốn khởi kiện và không có bản án do Tòa án phán quyết?

tranh-chap-hop-dong-dat-coc-nha-dat

Luật sư tư vấn

Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện:

“Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện

1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp 

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;

b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;

>>>Xem thêm: Tranh Chấp Trong Kinh Doanh Thương Mại Là Gì? Các Bước Giải Quyết Tại Tòa Án

c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.

2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu

a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này;

b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này;

c) Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31 của Bộ luật này;

d) Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật này.

tranh-chap-ve-hop-dong-dat-coc

3. Đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài

Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

4. Hủy việc kết hôn trái pháp luật

Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.”

>>>Xem thêm: Tranh Chấp Tài Sản Sau Ly Hôn Được Giải Quyết Như Thế Nào?

Cơ quan có thẩm quyền có chức năng giúp hợp đồng được thực hiện đúng thỏa thuận là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bên thuê nhà thường trú. Cách hợp pháp duy nhất để giải quyết đó là khởi kiện và yêu cầu Tòa án giải quyết. Trước khi khởi kiện, bạn cần thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hợp đồng và cảnh báo về việc khởi kiện dân sự do vi phạm hợp đồng và có thể tố cáo nếu có đủ dấu hiệu tội xâm phạm chỗ ở của công dân.

Trên đây là những chia sẻ về tranh chấp hợp đồng đặt cọc của Luật An Phú gửi đến bạn đọc. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào khác liên quan đến tranh chấp, hãy liên hệ với Luật An Phú để được giải đáp chi tiết.

Địa chỉ: Lầu 9, 163 Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3, Tp.HCM

SĐT: 028 6656 1770 hoặc 0966309023

Nguồn: luatanphu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *