Xây Dựng Cảng Biển – Cảng Sinh Thái Việt Nam

Việt Nam với vị trị giáp biển và có đường bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo. Sẽ không khó khi nhìn thấy nhiều cảng biển. Môi trường ngày càng ô nhiễm, những xu hướng bảo vệ môi trường càng được chú trọng. Xây dựng biển – cảng sinh thái cũng luôn được quan tâm bởi các chủ đầu tư. Qua bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra một cái nhìn tổng quan về xây dựng cảng biển, cảng sinh thái,…. 

Cảng biển là gì?

Cảng biển được định nghĩa và giải thích cụ thể theo nghị định 104/2012/NĐ-CP: “Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra, vào hoạt động để bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác”.

xay dung tren bien

Vùng đất cảng

Vùng đất cảng là vùng đất được giới hạn để xây dung. Xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông,…

Vùng nước cảng

Vùng nước cảng là vùng nước được giới hạn để thiết lập vùng nước trước cầu cảng. Hoặc vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch; vùng để xây dựng luồng cảng biển và các công trình phụ trợ khác.

Việt Nam là một nước có đầy đủ điều kiện xây dựng cảng biển lớn nhỏ, các phân loại cảng biển.

Phân loại cảng biển

Những cảng biển được phân thành các loại sau:

  • Đầu tiên là cảng biển loại I là cảng biển đặc biệt quan trọng, có quy mô lớn phục vụ cho việc phát triển kinh tế – xã hội của cả nước hoặc liên vùng.
  • Tiếp theo là cảng biển loại II là cảng biển quan trọng, có quy mô vừa phục vụ cho việc phát triển kinh tế – xã hội của vùng, địa phương.
  • Cảng biển loại III là cảng biển có quy mô nhỏ phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp.
  • Cảng biển đặc biệt là cảng biển có quy mô lớn phục vụ cho việc phát triển kinh tế – xã hội của cả nước hoặc liên vùng và có chức năng trung chuyển quốc tế hoặc cảng cửa ngõ quốc tế.

Chức năng của cảng biển

  1. Bảo đảm an toàn cho tàu biển ra, vào hoạt động.
  2. Cung cấp phương tiện và thiết bị cần thiết cho tàu biển neo đậu, bốc dỡ hàng hoá và đón trả hành khách.
  3. Cung cấp dịch vụ vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho bãi và bảo quản hàng hoá trong cảng.
  4. Để tàu biển và các phương tiện thuỷ khác trú ẩn, sửa chữa, bảo dưỡng hoặc thực hiện những dịch vụ cần thiết trong trường hợp khẩn cấp.
  5. Cung cấp các dịch vụ khác cho tàu biển, người và hàng hoá.

Cảng biển xanh – Xu hướng mới hiện nay

Hiện nay, với tốc độ phát triển ngày càng nhanh của nền kinh tế, số lượng tàu biển ra các cảng biển ngày càng tăng. Từ đó dẫn tới nguy cơ tiềm ẩn về ô nhiễm môi trường tại vùng biển và vùng nước cảng biển của Việt Nam.

Các nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động hàng hải là vấn đề lớn. Thực sự đã trở thành nguy cơ vô cùng to lớn đối với môi trường biển. Gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái biển, hủy hoại các nguồn tài nguyên biển,…

Cũng vì vậy mà xây dựng trên biển về cảng biển xanh đang là vấn đề cấp thiết của Việt Nam hiện nay.

Định nghĩa cảng biển xanh

Cảng biển xanh, hay còn gọi là cảng sinh thái. Là mô hình đại diện phát triển cảng bền vững, không chỉ đáp ứng nhu cầu của môi trường mà còn làm tăng lợi ích kinh tế của cảng.

Phát triển và xây dựng cảng biển xanh rất có ý nghĩa. Đặc biệt là đối với các cải tiến công nghệ trong sản xuất hiệu quả năng lượng. Cho phép phối hợp bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế bền vững. Từ cách xây dựng cảng biển xanh theo mô hình cân bằng. Giữa sự biến động môi trường và nhu cầu phát triển kinh tế đang là xu hướng chiến lược trong sự phát triển cảng biển trên thế giới.

Những tiêu chí cho cảng sinh thái của Việt Nam

Tiêu chuẩn cảng sinh thái cho các cảng biển Việt Nam sẽ giúp: Xây dựng bộ máy quản lý môi trường một cách chuyên nghiệp, đồng bộ, nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường cho đơn vị quản lý cảng biển.

Các cảng biển tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường của pháp luật Việt Nam. Và công ước quốc tế, mà có thể gia nhập Hiệp hội cảng biển sinh thái trong khu vực và trên thế giới, qua đó nâng cao hình ảnh cảng biển Việt Nam.

Cần xây dựng bộ máy quản lý môi trường, năng lượng. Chủ yếu sử dụng nhân lực kiêm nhiệm có liên quan, hạn chế sử dụng cán bộ chuyên trách.


Tuyên truyền, đào tạo nâng cao nhận thức cho cán bộ công nhân viên của cảng. Trong đó có chính sách và kế hoạch quản lý môi trường, năng lượng. Trong đó Ban quản lý môi trường và năng lượng sẽ là đầu mối tiếp nhận. Tiếp nhận những đóng góp của mọi đối tượng về vấn đề bảo vệ môi trường,…. Hiện nay cũng có rất nhiều công ty xây dựng cảng biển quan tâm đến cảng biển xanh.

Nguồn: reddragoncons.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *