Hướng Dẫn Cách Lắp Tụ Bù Đơn Giản Nhất

cách lắp tụ bù

Tụ bù được dùng để nâng cấp hệ số công suất phản kháng. Vì vậy, đối với các doanh nghiệp thì việc biết được cách lắp đặt tụ bù sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể giảm được những chi phí không cần thiết. Sau đây chúng tôi sẽ nói về cách lắp đặt tụ bù đơn giản nhất 

>>> Có thể bạn quan tâm: Đánh Giá Chi Tiết Tụ Bù Mikro, Thiết Bị Giúp Tiết Kiệm Điện Cho Mọi Nhà

Tụ bù là gì?

Tụ bù được định nghĩa dễ hiểu chính là một thiết bị điện gồm có hai vật dẫn được đặt gần nhau và được ngăn cách nhau bởi một lớp cách điện (điện môi). Nó có nhiệm vụ là tích trữ điện và giải phóng điện. 

Đại lượng đặc trưng để tụ bù tích điện ở một hiệu điện thế nhất định thường được gọi là điện dung. Điện dung được xác định bằng cách lấy điện tích của tụ bù chia cho hiệu điện thế giữa hai bản.

Mục đích của việc sử dụng tụ bù là để nâng cao hệ số công suất cos phi để có thể đảm bảo hoạt động của lưới điện hiệu quả hơn và tránh vi phạm quy định của ngành Điện lực.

>>> Xem thêm: Cách tính tụ bù

cách lắp tụ bù

Phân loại tụ bù

Phân loại dựa theo cấu tạo

Dựa theo cấu tạo thì tụ bù được phân làm hai loại: tụ bù khô và tụ bù dầu

Tụ bù khô

Tụ bù khô có dạng hình tròn, nhỏ gọn có trọng lượng nhẹ nên khá dễ dàng trong việc lắp đặt và không chiếm quá nhiều diện tích trong tủ điện. Tụ bù này thường sử dụng trong các hệ thống có công suất nhỏ, chất lượng điện khá tốt và giá thành lại rẻ hơn tụ bù dầu. 

Tụ bù dầu

Nếu tụ bù khô có dạng hình tròn thì tụ bù dầu có dạng hình chữ nhật nhưng có cạnh vuông hoặc tròn. Ưu điểm lớn nhất của loại tụ này chính là độ bền cao và được sử dụng hầu hết trong tất cả các hệ thống bù. Đặc biệt là những hệ thống có công suất lớn, chất lượng điện xuất.

cách lắp đặt tụ bù

Phân loại dựa vào điện áp

Có hai loại tụ bù hạ thế 1 pha và 3 pha

  • Tụ bù hạ thế 1 pha có các loại điện áp là 230V và 250V
  • Tụ bù hạ thế 3 pha thì có các loại điện áp 230V, 380V, 400V, 415V, ….., 1100V. Hiện nay, hai loại điện áp phổ biến nhất là điện áp 415V và 440V. Loại 415V thì sử dụng cho các hệ thống có điện áp ổn định còn loại 440V sử dụng cho các loại điện áp cao hơn điện áp chuẩn.

Cách lắp tụ bù 

Lắp tụ bù tại cơ sở nhỏ

  • Đặc điểm:

Tại các cơ sở sản xuất nhỏ thì công suất tiêu thụ điện rơi vào khoảng vài chục KW. Các sóng hài sản sinh ra nhỏ và không cần lọc sóng, công suất phản kháng thấp. Như vậy, nếu trường hợp này bị phạt thì cũng chỉ cần nộp phạt hàng tháng mấy trăm nghìn đồng. Nếu như lắp đặt tụ bù có chi phí quá cao thì dù đã tiết kiệm điện nhưng lại không đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Cách lắp đặt tụ bù

Đối với những nhu cầu cần cách lắp tụ bù để tiết kiệm chi phí cần dùng phương thức bù tĩnh (bù nền) chính là bố trí gồm một hay nhiều tụ để tạo nên lượng bù không đủ. Việc lắp đặt này cần sử dụng những thiết bị sau:

  • Vỏ tủ có kích thước như sau: 500x350x200mm
  • 1 Aptomat nhằm mục đích bảo vệ tụ đồng thời để dễ dàng đóng ngắt tụ bằng tay. Có thể kết hợp với Rơ le để tụ có thể đóng ngắt tự động theo thời gian làm việc trong ngày.
  • 1 tụ có công suất nhỏ 2.5,5 hay 10kVAr
  • Về chi phí để lắp đặt tụ bù có thể là vài triệu nhưng có thể giúp tiết kiệm được hàng trăm nghìn đồng trong mỗi tháng.

Lắp đặt tụ bù tại những cơ sở trung bình

  • Đặc điểm:

Có mức tiêu thụ khoảng vài trăm kW. Các thiết bị sản sinh ra sóng hài nhỏ hoặc thậm chí là không có sóng hài. Công suất phản kháng rơi vào khoảng vài trăm kVAr và tiền phạt hàng tháng có thể từ vài triệu đồng lên đến vài chục triệu đồng.

  • Cách lắp tụ bù

Đối với những cơ sở này thì không thể dùng phương pháp bù tĩnh mà cần phải chia tụ bù thành nhiều cấp tụ. Và có 2 cách thường được sử dụng nhất chính là bù thủ công (sử dụng tay để ngắt) và bù tự động (sử dụng bộ điều khiển).

lắp tụ bù

Tuy nhiên, việc đóng ngắt bằng tay lại không đem lại hiệu quả chính xác do người vận hàng còn phải nhìn đồng hồ và dựa vào kinh nghiệm của mình để đóng ngắt. Nhưng một số doanh nghiệp vẫn còn áp dụng cách này để giảm chi phí lắp đặt, dù vậy cách này không nên được áp dụng.

Hầu hết các doanh nghiệp thường sử dụng cách lắp đặt bù tự động. Ưu điểm lớn nhất của bộ điều khiển này chính là có thể đo lường được công suất để có thể ngắt chính xác. 

Các thiết bị của hệ thống tụ bù tự động gồm có:

  • Vỏ tủ có chiều cao từ 1m – 1.2m
  • Bộ điều khiển tụ bù tự động
  • Aptomat tổng
  • Các Aptomat nhánh để bảo vệ từng cấp của tụ
  • Contactor đóng ngắt tụ đã được kết nối với bộ điều khiển
  • Tụ bù
  • Các phụ kiện khác như: đồng hồ đo Volt, đo Ampe,…

Trên đây chính là những thông tin về tụ bù cũng như giúp bạn biết được cách lắp tụ bù nào có thể tiết kiệm được điện tốt nhất. Dân Trí 24h7 hy vọng rằng bạn có thể lựa chọn tụ bù phù hợp với cơ sở của mình

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *