Hướng dẫn cách tính dòng cắt cho MCCB

Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về sự an toàn thì ngày nay có nhiều thiết bị điện ra đời. Trong đó nhiều thiết bị điện để đảm bảo được sự an toàn cho người sử dụng. Và để chọn được thiết bị đảm bảo an toàn sao cho phù hợp. Hôm nay cùng theo dõi cách tính dòng cắt cho MCCB để bạn tham khảo.

MCCB là gì?

MCCB là một thiết bị đóng cắt giúp bảo vệ các thiết bị điện được sử dụng trong mạch điện. Nhằm mục đích bảo vệ điện khỏi dòng điện quá mức, quá tải hoặc ngắn mạch. MCCB thường có dòng cắt định mức, dòng cắt ngắn mạch lớn.

Để dễ hiểu hơn thì bạn có thể hiểu MCCB thường được gọi là át khối, cầu dao khối hay aptomat vỏ đúc.

Nguyên lý hoạt động của MCCB

MCCB có sử dụng thiết bị nhạy cảm với nhiệt độ (yếu tố nhiệt), thiết bị điện từ nhạy cảm với dòng điện (yếu tố tính) với chức năng cung cấp cơ chế ngắt điện cho mục đích bảo vệ và cách ly.

Nguyên lý nhiệt

Bảo vệ dòng điện quá tải MCCB thông qua thành phần nhạy cảm với nhiệt. Thành phần này thực chất chỉ là một thanh lưỡng kim, khi hai kim loại giãn nở ở các tốc độ khác nhau và khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Ở điều kiện thường thì thanh lưỡng kim này sẽ cho phép dòng điện chạy qua MCCB. Nhưng khi dòng điện này vượt quá mức cho phép, tiếp xúc lưỡng kim sẽ bắt đầu nóng và sẽ bị uốn cong do tốc độ giãn nở của hai kim loại này khác nhau. Thanh kim loại sẽ uống con đến điểm đẩy vật lý vào thanh ngắt và thảo khiến cho mạch điện bị gián đoạn.

Việc bảo vệ nhiệt của MCCB sẽ có độ trễ về thời gian nhằm cho phép thời gian quá dòng ngắn. Chúng ta sẽ thường thấy trong một số hoạt động của thiết bị ví dụ như dòng điện khi khởi động động cơ. Thời gian bị trễ này sẽ cho phép mạch điện tiếp tục hoạt động lại bình thường.

Nguyên lý điện từ

Dựa vào nguyên tắc điện từ. MCCB có chứa một cuộn dây điện từ giúp tạo ra một môi trường điện từ nhỏ khi có dòng điện đi qua MCCB. Trong quá trình hoạt động bình thường, trường điện từ tạo ra bởi cuộn dây điện từ là không đáng kể. Nhưng khi có một lỗi ngắn mạch xảy ra thì sẽ có một dòng điện lớn bắt đầu chạy qua điện từ. Do đó, một trường điện từ mạnh đã được sinh ra để hút thanh ngắt và mở ra các tiếp điểm.

Cách tính dòng cắt MCCB

Dòng cắt của aptomat là gì?

Dòng cắt của aptomat chính là nói đến khả năng ngắt dòng khi sụt áp, quá tải hay xảy ra các sự cố về điện. Giúp cho thiết bị có thể hoạt động được ổn định và chính xác hơn. Nhờ có dòng cắt mà khi xảy ra tình trạng quá tải điện, ngắn mạch hay rò rỉ điện thì dòng cắt này sẽ thực hiện nhiệm vụ của nó. Giúp cho thiết bị đóng cắt tốt nhất để đem đảm bảo được sự an toàn cho người sử dụng và an toàn cho những thiết bị điện ở trong mạch điện.

Cách lựa chọn MCCB

Nhiều người vẫn chưa thể phân biệt được giữa MCB và MCCB dù đã có nhiều nghiên cứu. Tuy nhiên, để dễ dàng phân biệt được hai loại theo khía cạnh dân dụng thì nó dựa vào những yếu tố sau:

  • MCB chính là dòng điện không vượt quá 100A và có điện áp dưới 1000V
  • Còn MCCB là dòng điện có thể lên đến 1000A và điện áp dưới 1000V

Công dụng của cả hai thiết bị này chính là dùng để ngắt mạch điện khi có các sự cố xảy ra.

Có nhiều cách để lựa chọn MCB và MCCB nhưng các cách đều cần phải thỏa mãn được những điều kiện sau đây:

IB <  In  <  IZ

ISCB  >  ISC

Trong đó:

In là dòng điện định mức của MCCB;

IB là dòng điện tải lớn nhất;

Iz là dòng điện cho phép lớn nhất của dây dẫn điện (được cho bởi nhà sản xuất);

ISCB là dòng điện lớn nhất mà MCCB có thể cắt;

ISC là dòng điện ngắn mạch

Các thông số và cách tính MCCB

Để tính được dòng cắt cho MCCB thì ta cần phải hiểu được những thông số được ghi trên thiết bị. Sau đây là ý nghĩa của những thông số này.

  • Icu có nghĩa là khả năng chịu đựng dòng điện lớn nhất của tiếp điểm aptomat (CB) trong 1 giây. Ví dụ nếu Icu là 10kA thì tiếp điểm CB chịu được dòng điện 10kA trong 1 giây.
  • Ics cũng tương tự như Icu nhưng nó có thể chịu được dòng điện trong 3 giây.

Cách tính dòng cắt cho MCCB

Ví dụ: 

  • Đối với dòng điện 1, 2 pha. Ta có một thiết bị điện 220V/ 3000w thì dòng điện I= 3000w/220v = 13.6A. Vậy nên chọn aptomat loại 16A hoặc 20A
  • Đối với dòng điện 3 pha, khác với dòng điện 1 pha hay 2 pha. Thì dòng điện 3 pha sẽ phải sử dụng công thức

I=P/ (căn 3*U*cosphi) trong đó cosphi chính là hệ số công suất. Hệ số cosphi sẽ khoảng từ (0.8 – 0.95). Chúng ta cũng có thể tính nhanh bằng công thức I=P*2. Ví dụ nếu thiết bị điện có 380V, công suất 3Kw thì dựa vào công thức có thể tính được I=6A. Như vậy ta có thể chọn các loại aptomat 3P 10A.

Cũng dựa như vậy bạn có thể dựa vào cách tính dòng cắt cho MCCB này để tính cho các thiết bị điện lớn hơn.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *