Dây chuyền sản xuất được ứng dụng rất nhiều trong sản xuất và kinh doanh sản phẩm bởi những lợi ích mang tính chiến lược mà hoạt động mang lại là rất lớn . Qua bài viết này, hãy cùng Dân Trí 247 khám phá xem dây chuyền sản xuất là gì, nó đem lại những lợi ích như thế nào, hay nó được ứng dụng trong sản xuất ra sao nhé.
Dây chuyền sản xuất là gì?
Dây chuyền sản xuất là một chuỗi hoạt động được thực hiện theo một trật tự thống nhất đã được thiết lập từ trước đó. Làm việc theo dây chuyền đòi hỏi độ chính xác, tính chuyên môn hóa và khả năng đồng bộ cao.
Đây là quá trình biến các nguyên vật liệu (nguyên liệu thô, thực vật, động vật,…) thành các sản phẩm dưới dạng thành phẩm. Tùy theo mục đích và nhu cầu sử dụng mà nguyên vật liệu sẽ được sản xuất dưới các hình dạng, kết cấu và công dụng khác nhau.

Vai trò của dây chuyền sản xuất
Sự ra đời của việc hoạt động sản xuất theo dây chuyền đã có những đóng góp lớn lao trong cách các doanh nghiệp tư duy, làm việc một cách khoa học nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp, chẳng hạn như:
- Tạo ra một sản lượng lớn sản phẩm trong thời gian ngắn hơn so với việc sản xuất đơn lẻ từ đó nâng cao năng lực sản xuất
- Các sản phẩm sản xuất ra sẽ có tính đồng nhất và ít sai lỗi
- Giảm thiểu tối đa rủi ro cho doanh nghiệp, công nhân làm việc và cả khách hàng
- Tiết kiệm thời gian
- Tiết kiệm chi phí nhân công
- Tiết kiệm chi phí đầu tư
Ứng dụng của dây chuyền sản xuất
Ứng dụng của quá trình này thường dùng để tinh chế các nguyên liệu đầu vào thành những sản phẩm cuối cùng; hoặc nó cũng là thành quả của một quá trình lắp ráp các bộ phận của sản phẩm để tạo thành vật phẩm hoàn chỉnh,…
Phân loại dây chuyền sản suất
Phân loại theo phương thức sản xuất
Dây chuyền sản xuất thủ công: là mối quan hệ sản xuất theo quy trình từ người này sang người khác trong cùng một ekip làm việc với nhau mà không có sự can thiệp của máy móc hoặc nếu có thì cũng rất ít. Chủ yếu đòi hỏi sự quản lý, quan sát chặt chẽ và kĩ năng của con người là phần nhiều.

Dây chuyền sản xuất tự động: là quá trình tự động hóa một vài hoặc hầu hết các công đoạn thực hiện của quá trình sản xuất. Con người vẫn có vai trò trong các hoạt động sản xuất này như trong việc vận hành máy móc, giám sát các quy trình đầu vào và đầu ra,…, tuy nhiên là lực lượng sản xuất có thể ít hơn so với dây chuyền sản xuất thủ công do hầu hết các giai đoạn đều được sự hỗ trợ từ máy móc và thiết bị.

Phân loại theo lĩnh vực
Dây chuyền sản suất được áp dụng vào vô số ngành nghề, phục vụ cho rất nhiều mục đích khác nhau theo từng lĩnh vực khác nhau. Sau đây là một vài lĩnh vực tiêu biểu:
Dây chuyền sản xuất nguyên liệu thô
Đây là dây chuyền sản xuất từ các loại nguyên liệu thô như kim loại (sắt, đồng, chì, kẽm,…); gạch, đá, nhựa,…
Dây chuyền sản xuất dây điện
Dây chuyền sản xuất tôn
Dây chuyền sản xuất ống nhựa
Dây chuyền sản xuất sản phẩm nông nghiệp
Các sản phẩm từ nông nghiệp rất đa dạng từ động vật đến thực vật tất cả đều có thể sản xuất theo dây chuyền khép kín
Dây chuyền chế biến hải sản đông lạnh
Dây chuyền sản xuất sữa
Dây chuyền sản xuất đồ hộp (cá hộp, thịt hộp,…)
Dây chuyền sản xuất nhằm mục đích xây dựng
Dây chuyền sản xuất sắt thép công trình
Dây chuyền sản xuất xi măng, bê tông tươi, vôi,…
Dây chuyền sản xuất gạch men, kính, giàn giáo, …
Dây chuyền sản xuất các loại thực phẩm
Dây chuyền sản xuất mì, miến, phở ăn liền,…
Dây chuyền sản xuất nước ngọt
Dây chuyền sản xuất bánh kẹo
4.2.5. Dây chuyền sản xuất dược mỹ phẩm
Dây chuyền sản xuất mỹ phẩm như son, nước hoa, phấn mắt, kem nền,…
Bạn có thể tham khảo dây chuyền chiết rót tự động và máy chiết rót hóa mỹ phẩm chất lượng cao được cung cấp bởi PMS Việt Nam
Dây chuyền sản xuất thuốc
Dây chuyền sản xuất viên nang mềm
Trên đây chỉ là một số danh sách đặc trưng tiêu biểu các lĩnh vực áp dụng dây chuyền sản xuất. Ngoài ra, còn rất nhiều ngành/lĩnh vực khác nhau cũng sử dụng dây chuyền sản xuất trong hoạt động kinh doanh của mình. Thế mới thấy được vai trò của dây chuyền sản xuất là rất quan trọng phải không nào?