Quy Định Về Mức Cấp Dưỡng Nuôi Con Sau Ly Hôn

Bên cạnh việc xác định quyền nuôi con sau khi ly hôn của vợ và chồng thì việc “CẤP DƯỠNG SAU KHI LY HÔN NHƯ THẾ NÀO VÀ CẤP DƯỠNG BAO NHIÊU?” là vấn đề xảy ra tranh chấp giữa các bên.

Pháp luật quy định như thế nào về cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn?

Bên cạnh tranh chấp về tài sản, xác định quyền nuôi con sau khi ly hôn thì những vấn đề liên quan đến cấp dưỡng nuôi con là vấn đề hết sức quan trọng. Do đó để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của con sau khi cha, mẹ ly hôn thì Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định cụ thể về nghĩa vụ cấp dưỡng cho con tại Điều 82 như sau:

“1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con…”

Như vậy, có thể hiểu cấp dưỡng nuôi con là nghĩa vụ bắt buộc của cha hoặc mẹ sau khi ly hôn, không phân biệt người trực tiếp nuôi con, người không trực tiếp nuôi con có điều kiện, khả năng kinh tế cao hay thấp đều phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Sau khi ly hôn người không trực tiếp nuôi con phải cấp dưỡng nuôi con đến khi thành niên (18 tuổi); nếu con thành niên mà không có khả năng nuôi sống được bản thân do bị tàn tật hoặc không có năng lực hành vi dân sự thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải có trách nhiệm cấp dưỡng không thời hạn.

Mức cấp dưỡng nuôi con là bao nhiêu?

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 không quy định mức cấp dưỡng nuôi con tối đa hay mức tối thiểu là bao nhiêu mà chỉ quy định chung như sau: “1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết

Trường hợp không thể thỏa thuận được về mức cấp dưỡng, tòa án sẽ căn cứ vào mức thu nhập, khả năng thực tế của người cấp dưỡng, nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng và đương nhiên những chi phí này là chi phí hợp lý.

Vì vậy mức cấp dưỡng thường không cao hơn mức thu nhập của người cấp dưỡng. Tuy nhiên, trong trường hợp mức cấp dưỡng nuôi con tòa án phán quyết vẫn vượt quá khả năng của người cấp dưỡng thì người cấp dưỡng có quyền làm đơn đề nghị tòa án xem xét lại mức cấp dưỡng.

Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết.

Phương thức cấp dưỡng

Do các bên thoả thuận định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Toà án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng.

An Phú là một trong những Công ty Luật uy tín tại Hồ Chí Minh có nhiều chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm với tinh thần trách nhiệm cao luôn tận tâm phục vụ Quý khách.

Thông tin liên hệ: Công ty Luật TNHH Quốc tế An Phú.

Địa chỉ: Lầu 9, 163 Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh.

SĐT: 028 6656 1770 hoặc 096 630 9023

Nguồn: luatanphu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *