Thủ Tục Thành Lập Doanh Nghiệp Mới Hiện Nay

Quy trình thủ tục thành lập doanh nghiệp mới

Xu hướng làm chủ vẫn luôn được giới trẻ ưa thích, nó mang lại nhiều kinh nghiệm hơn, vấp ngã nhiều hơn nhưng khi thành công sẽ đem lại nhiều thành quả tốt đẹp. Vì thế, các công ty, doanh nghiệp mở ra ngày càng nhiều. Cùng Dân trí 24h7 theo dõi bài viết dưới để để tìm hiểu về các thủ tục thành lập doanh nghiệp mới.

>>>> Xem thêm: Các Hình Thức Thành Lập Công Ty Theo Từng Mô Hình

Việc đăng ký thành lập doanh nghiệp mới hiện nay sẽ được thực hiện theo Luật doanh nghiệp 2020. Trước khi thành lập được một doanh nghiệp hoàn chỉnh sẽ trải qua 4 giai đoạn.

Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầy đủ những thông tin, hồ sơ để thành lập doanh nghiệp mới

Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau sẽ yêu cầu hồ sơ khác nhau. Chúng ta cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ để đăng ký và dưới đây là những điều cần xác định trong quá trình chuẩn bị hồ sơ.

Bước 1: Xác định loại hình doanh nghiệp 

Việc đầu tiên đó chính là lựa chọn được loại hình doanh nghiệp nào để bắt đầu khởi nghiệp. Ở nước ta, có rất nhiều loại hình kinh doanh khác nhau mà được chính phủ công nhận. Chủ doanh nghiệp mới này cần phải nắm rõ được đặc điểm của các loại hình doanh nghiệp để lựa chọn ra kiểu phù hợp nhất với hướng đi của doanh nghiệp. Những yếu tố chính cần được chú ý là: Thuế, trách nhiệm pháp lý, quy mô, khả năng chuyển nhượng…

Có 4 loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất ở nước ta là:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn: Bao gồm công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên
  • Công ty/doanh nghiệp tư nhân
  • Công ty cổ phần
  • Công ty hợp danh

Bước 2: Đặt tên cho doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính

Sau bước lựa chọn loại hình doanh nghiệp, người thành lập phải đặt tên cho doanh nghiệp mới này và địa chỉ sẽ đặt trụ sở làm việc chính. Nên đặt tên công ty ngắn gọn, dễ nhớ và không trùng tên với những doanh nghiệp đã đăng ký trước, trừ những công ty hay doanh nghiệp đã giải thể hoặc tòa án tuyên bố bị phá sản.

Trụ sở chính là địa điểm mà doanh nghiệp dùng để liên lạc trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ cụ thể bao gồm: số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc trung ương, số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Bước 3: Đăng ký vốn điều lệ

Vốn điều lệ là không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp, nó được định là tổng số tiền mà các thành viên hay cổ đông góp lại, hoặc cam kết sẽ góp trong khoảng thời  gian không quá 90 ngày khi doanh nghiệp được cấp phép hoạt động. Vốn điều lệ sẽ được ghi vào điều lệ của công ty.

Bước 4: Xác định chức danh người đại diện

Người đứng ra chịu trách nhiệm pháp luật của doanh nghiệp là giám đốc hoặc tổng giám đốc. Trong điều lệ của công ty, sẽ quy định đầy đủ quyền và nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật.

Bước 5: Lựa chọn ngành nghề để đăng ký doanh nghiệp

Người dân được tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm theo điều 7 của Luật doanh nghiệp 2020.

Giai đoạn 2: Nộp hồ sơ đăng ký

Chuẩn bị hồ sơ trước khi đăng kí doanh nghiệp

Bước 1: Soạn thảo và kiểm tra lại đầy đủ các giấy tờ cần thiết theo Nghị định 01/2021 Về Đăng ký doanh nghiệp.

Bước 2: Nộp hồ sơ cho Cơ quan đăng ký doanh nghiệp bằng những phương thức sau:

  • Trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;
  • Qua dịch vụ bưu chính;
  • Qua mạng thông tin điện tử.

Hồ sơ doanh nghiệp cần phải chuẩn bị:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Bản thảo điều lệ công ty
  • Danh sách những thành viên sáng lập và các cổ đông 
  • Giấy tờ chứng thực của người thay doanh nghiệp đại diện theo pháp luật.
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại diện theo ủy quyền và người đại diện theo pháp luật
  • Văn bản xác nhận vốn điều lệ
  • Bản sao công chứng chứng chỉ hành nghề và CMND 

Giai đoạn 3: Xử lý hồ sơ

Kể từ khi nhận hồ sơ và xử lý sau 3 ngày làm việc, Cơ quan đăng ký kinh doanh có nhiệm vụ phải xem xét tính hợp lệ và cấp đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.

Trong trường hợp, hồ sơ không được thông qua, Cơ quan này cũng phải gửi văn bản cho chủ doanh nghiệp về những lỗi sai cần phải sửa đổi./

Giai đoạn 4: Làm con dấu pháp nhân

Bước 1: Sử dụng một bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến cơ sở có chức năng khắc dấu để tiến hành việc làm con dấu pháp nhân cho công ty. 

Bước 2 : Khi đến nhận con dấu cần mang theo Giấy chứng nhận doanh nghiệp (bản gốc). Trong trường hợp, người thành lập doanh nghiệp không thể đến nhận, thì người đến lấy con dấu phải có giấy ủy quyền công chứng.

Tiến hành làm con dấu doanh nghiệp

 

Trên đây là những thông tin về thủ tục thành lập doanh nghiệp mới mà chúng tôi cung cấp cho bạn. Với những thông tin này, hy vọng sẽ giúp những người đang có ý định đăng ký thành lập doanh nghiệp làm việc dễ dàng và tiết kiệm được thời gian. Theo dõi Nasalaw để tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích về các lĩnh vực trong cuộc sống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *