Giới Thiệu Một Số Biện Pháp Thi Công Bờ Kè Bảo Vệ Sông

bien-phap-thi-cong-bo-ke

Phòng chống sạt lở bờ sông do lũ là nhiệm vụ cần phải thường xuyên thực hiện ở nước ta. Song song với các biện pháp truyền thống thì các biện pháp thi công bờ kè hiện đại cũng được ra đời. Và các biện pháp đó là gì, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

bien-phap-thi-cong-bo-ke

Thực trạng sạt lở hiện nay

Sạt lở bờ sông là quy luật của tự nhiên, nhưng lại rất ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Sạt lở gây ra những thiệt hại như gây mất đất nông nghiệp, hư hỏng nhà cửa. Thậm chí còn gây chết người và hơn thế nữa là hủy hoại cả một công đồng dân cư, khu đô thị.

Khí hậu ngày càng khắc nghiệt, mực nước ngày càng dâng cao cũng góp phần khiến cho tình trạng sạt lở ngày càng nghiêm trọng. Tần suất xuất hiện sạt lở ngày càng nhiều, đặc biệt ở các tỉnh ven biển miền Trung và vùng ĐBSCL.

Do đó, để đối mặt với tình trạng này thì cần phải có các biện pháp thi công bờ kè sông. 

Nguyên nhân gây ra sạt lở

Bên cạnh các yếu tố khách quan như biến đổi khí hậu, thiên tai thì cũng có một số nguyên nhân chủ quan do con người. Chẳng hạn như:

  • Mức độ che phủ rừng còn thấp: Mức độ che phủ rừng ở Việt Nam hiện nay là 41%, đứng thứ 50/193 quốc gia. Thế nhưng do mới được phục hồi nên chất lượng rừng còn thấp.
  • Tình trạng phá rừng để làm nương rẫy vẫn chưa được khắc phục.
  • Xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng cũng ảnh hưởng đến kết cấu đất.
  • Các công trình hồ, đập thủy điện, thủy lợi có tác động tiêu cực đến môi trường. Đồng thời cũng gây ảnh hưởng đến sự ổn định của đất đá, gây sạt lở.

Các biện pháp thi công bờ kè theo giải pháp công nghệ mới

Cải tiến giải pháp thi công

Những công trình bảo vệ sông bao gồm hai phần: trên cạn và dưới nước. Trong đó phần dưới nước là phần thi công khá phức tạp và quan trọng nhất. Để đáp ứng được yêu cầu nhanh mà phải đảm bảo hiệu quả chống lũ nên đã có nhiều công nghệ thi công hiện đại ra đời.

  • Công nghệ đổ bê tông dưới nước

Loại bê tông được dùng ở đây là loại không phân rã dưới nước. Chúng được chế tạo như bê tông thường, nhưng có thêm chất phụ gia đông kết nhanh. Do có tính kháng phân tán và tính tự làm phẳng nên không gây ô nhiễm nguồn nước. Nhưng vẫn đảm bảo chất lượng bê tông trong quá trình đổ.

  • Cải tiến kết cấu và biện pháp thi công khối đá đổ hộ chân

Đây là phương pháp thi công bờ kè được sử dụng phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là vùng Bắc Bộ. Nhưng do đổ tự do, trực tiếp lên nền đất lòng sông, không có tầng lọc, khó kiểm soát. Do đó, chúng thường bị dòng thấm, dòng chảy rút làm rỗng phần đất chân kè. Gây ra hiện tượng lún, sụt khối đá hộc gây hư hỏng tổng thể chân kè và toàn bộ công trình. Khối đá này được thả bằng tuyền mở đáy hoặc thùng chứa.

bien-phap-thi-cong-bo-ke

Công nghệ gia cố mái bờ và chân bờ

  • Lưới địa kỹ thuật

Lưới địa kỹ thuật được làm bằng polypropylene (PP), polyester (PE). Hay được bọc bằng polyethylene-terelalat (PET) với phương pháp ép và dãn dọc. Có một cấu lưới đặc biệt gồm những mối nối có cường độ cao, cạnh chắc chắn. 

Qua đó, tạo ra các gờ vuông và dày giúp giữ vật liệu. Đồng thời tạo một một góc chống trượt hiệu quả, giúp cho mái đất ổn định.

  • Bấc thấm ngang

Bấc thấm ngang có lõi được làm bằng nhựa Polyvinyl Chloride. Và được bọc bên ngoài bằng vải polyester không dệt, sử dụng để thoát nước ngang. Chức năng này rất phù hợp cho các công trình kè gia cố bờ sông trên nền đất đắp

  • Gia cố nền mái bờ sông bằng công nghệ

NeowebTM là hệ thống ô ngăn hình mạng. Đây là mạng lưới các ô ngăn hình mạng có dạng tổ ong. Được đục lỗ và tạo nhám. Công nghệ này hiện nay được ứng dụng rộng rãi trong giao thông. Nhưng chưa được ứng dụng nhiều trong các công trình bảo vệ bờ sông.

bien-phap-thi-cong-bo-ke

  • Gia cố chân bờ sông bằng công nghệ cọc xi măng đất

Biện pháp thi công kè bảo vệ bờ sông bằng công nghệ cọc xi măng đất đang được sử dụng rộng rãi. Cọc xi măng đất được phun xuống nền đất bằng thiết bị khoan phun. Đối với các đoạn bờ sông có địa chất yếu sử dụng giải pháp này rất hiệu quả.

Kỹ thuật kè mềm – Sử dụng thực vật thân thiện với môi trường

Kỹ thuật kè mềm hoặc công nghệ sinh học là sử dụng thực vật để giữ lại bờ sông. Đây là phương pháp thi công bờ kè sông ít tốn kém và mang lại nhiều lợi ích. Một số lợi ích mà kỹ thuật kè mềm mang lại là:

  • Cải thiện môi trường sống của động vật hoang dã và cá
  • Tạo cảnh quan môi trường cho bờ sông
  • Chi phí đầu tư thấp

Các loại thực vật được sử dụng trong giải pháp này phải có khả năng sống tốt. Chúng phải sống được trong điều kiện nước ngập thường xuyên. Biện pháp này được ứng dụng ngày càng rộng rãi. Vừa đơn giản trong thi công, vừa thân thiện với môi trường.

bien-phap-thi-cong-bo-ke

Kết hợp giữa công nghệ cứng và vật liệu mềm

Bên cạnh những giải pháp công trình cứng và mềm thì sự kết hợp của chúng đã được ứng dụng. Tạo ra một thảm thực vật ở ngoài hoặc trong chân kè cứng vừa tạo cảnh quan. Vừa tăng tính ổn định cho chân kè. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *