Bu Lông Lục Giác Chìm Là Gì? Phân Loại Bu Lông Và Tính Ứng Dụng

bu lông lục giác

Ai làm trong ngành xây dựng và lắp ráp cơ khí thì bu lông lục giác có lẽ là cái tên không còn xa lạ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về bu lông lục giác là gì? Hãu cùng Dân Trí 24h7 tìm hiểu về bu lông lục giác qua bài viết dưới đây!

Bu lông lục giác là gì?

Bu lông lục giác là một tên gọi chung cho một sản phẩm cơ khí, là một vật tư thiết yếu mà bất cứ hoạt động lắp ráp hay cố định nào đều cần có sự góp mặt của bu lông lục giác. Bu lông lục giác có thiết kế nhỏ gọn, đơn giản gồm 2 phần là phần thân hình trụ tròn được tiện ren suốt hoặc ren lửng, phần mũ bu lông được chia thành 2 loại là lục giác ngoài và lục giác chìm. Tất cả được thiết kế để sử dụng kết hợp với đai ốc.

bu lông lục giác

Phân loại bu lông lục giác

Bu lông lục giác ngoài

Bu lông lục giác ngoài thường được dùng cờ lê để xiết, phần mũ có hình lục giác đều. Để chi tiết trong máy được liên kết dễ dàng hơn thì phần thân được ren lửng hoặc ren suốt.

Có 2 loại bu lông lục giác ngoài:

  • Bu lông lục giác ngoài ren lửng DIN 931: là loại bu lông có phần thân chỉ có một phần ren được tiện. Phần tiện ren và không tiện ren phải đáp ứng tiêu chuẩn nhất định của yêu cầu chế tạo và sản xuất. Tiêu chuẩn được sử dụng hiện nay cho sản xuất bu lông là tiêu chuẩn DIN của Đức. Do đó có số chính xác cao trong từng số đo, cho kết quả các khớp ren trùng khớp hoàn toàn. 
  • Bu lông lục giác ngoài ren suốt DIN 933: Là loại bu lông có dạng đầu hình lục giác sử dụng dụng cụ vặn là cờ lê, thân bu lông có dạng hình trụ được tiện suốt ren theo tiêu chuẩn hệ mét hoặc hệ inch. Phần thần ren được tiện xuyên hết. Là sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế, các số đô của bu lông đều đảm bảo độ chính xác tuyệt đối, được sản xuất và nhập khẩu chính ngạch.

Bu lông lục giác chìm

Có 3 loại bu lông lục giác chìm:

  • Bu lông lục giác chìm đầu bằng: có cấu tạo phần đầu bằng phẳng, được chế tạp bằng thép không gỉ, có độ bóng cao, chống ăn mòn tốt. Loại bu lông này có thể bắn vào gỗ nên được sử dụng phổ biến trong lắp ghép đồ gỗ. Bu lông lục giác chìm đầu bằng đem lại tính thẩm mỹ cao và sự sang trọng cho các sản phẩm gỗ do có bền mặt phẳng bao tròn xung quanh.
  • Bu lông lục giác chìm đầu dù: có thiết thế phần đầu được bo tròn, cong xuống có hình lục giác chìm ở trên đầu, phần thân được tiện ren suốt. Được chế tạo từ nguyên liệu thép, inox. Bu lông này có đường kính từ M8 đến M30, có chiều dài khoảng 10 đến 300mm.
  • Bu lông lục giác chìm đầu trụ: Có đầu hình trụ tròn, phần đầu có độ dài lớn hơn hai loại bu lông lục giác phía trên. Bu lông lục giác chìm đầu trụ cho lực xiết bền cường độ cao, nên thường được dùng trong các mối lắp ghép yêu cầu chịu lực cao. Bề mặt bu lông lục giác chìm đầu trụ được mạ đen hoặc inox. Phân loại từ M4 đến M36.

Thông số của bu lông

Để phân biệt các loại bu lông lục giác thì thường dựa vào phần đầu bu lông, bởi bu lông có nhiều hình dạng, kích thước khác nhau.

Vật liệu làm bu lông lục giác bao gồm: thép carbon mạ kẽm (WZ), thép carbon mạ đen (BO), ioox 201, inox 304, ngoài ra để dùng cho các nhu cầu khác nhau thì có một số loại bu lông có lớp mạ đặc biệt.

Cấp bền: thể hiện độ cứng của bu lông, các tiêu chuẩn cấp bền như 4.8, 8.8, 10.9, 12.9 cấp bền càng cao thì bu lông lục giác càng cứng. Dựa vào nhu cầu sử dụng mà chọn loại cấp bền phù hợp.

Kích thước bu lông lục giác có 2 thống số chính: 

+ Cỡ M: thể hiện đường kính thân của bu lông, thường theo tiêu chuẩn hệ mét: M2, M3, M4, M5, M6, M8, M10, M12, M14, M16, M18, M20, M22, M24,…

+ Chiều dài: thể hiện chiều dài của thân bu lông (không tính phần đầu)

bu lông lục giác

Tính ứng dụng của bu lông trong đời sống

Tuỳ vào yêu cầu của từng công trình mà lựa chọn loại bu lông lục giác phù hợp. Bu lông lục giác bằng inox 316 thường được sử dụng cho các dự án gần biển như: đóng tàu, cảng biển, giàn khoan dầu. Công trình trong đất liền như nhà thép tiền chế, nhà thép kết cấu thường sử dụng bu lông lục giác inox 340. Hay bu lông lục giác cường độ cao có cấp bền từ 8.8 trở lên. 

Những công trình có mối ghép làm việc thường xuyên trong môi trường tiếp xúc với mưa nắng thì bu lông lục giác được mạ thêm một lớp kẽm bên ngoài như điện phân hoặc nhúng nóng. Với công trình các chi tiết mối ghép làm việc ở môi trường khô ráo thường được sử dụng bu lông lục giác hợp kim cấp bền từ 4.6 đến 10.9, 12.9.

>>> Xem thêm: Các Loại Kích Thước Bu Lông Lục Giác Được Sử Dụng Phổ Biến

Hy vọng những thông tin mà bài viết đã chia sẻ sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về bu lông lục giác, giúp bạn chọn được bu lông lục giác phù hợp với nhu cầu và tính chất của công việc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *