Bu Lông Được Chia Thành Bao Nhiêu Loại? Vật Liệu Dùng Để Sản Xuất Bu Lông Là Gì?

bu lông là gì

Bu lông có vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực lắp ráp máy móc, các công trình cầu đường, giao thông,… Nhưng ít ai biết được bu lông là gì? Vì vậy để giúp bạn đọc có thêm kiến thức về bu lông thì hãy cùng dantri24h7.net tìm hiểu những thông tin dưới đây nhé!

Bu lông là gì?

Bu lông hay còn được gọi là bu-lông, đai ốc,… là sản phẩm cơ khí, được sử dụng để lắp ráp và ghép nối các chi tiết trong xây dựng tạo thành khối hợp nhất. 

Cấu tạo của bu lông:

  • Đầu bu lông: được vặn bởi một bộ dụng cụ và có đường kính lớn nhất. Nó cung cấp một phần bề mặt chịu lực khi bắt vít.
  • Thân bu lông: có ren xoắn ngoài theo vòng tròn, là phần dài nhất, phần thân giúp liên kết các bộ phận.
  • Đít bu lông: để hỗ trợ chèn lưỡi vào các lỗ và ốc thì phần đít bu lông có một cạnh hơi vát.
  • Hình dạng của đầu bu lông có: hình vuông, hình tròn, hình lục giác (6 cạnh), lục giác chìm, bát giác (8 cạnh). 

Bu lông có 2 phần cơ bản:

  • Hình dạng của đầu bu lông phụ thuộc vào mục đích mà bu lông được sử dụng.
  • Phần thân bu lông là phần hình trụ. Phía đuôi bu lông được luồn đến một chiều dài đủ để một đai ốc có thể gắn vào nó. Một nửa thân bu lông có ren để kết nối với đai ốc.

bu lông là gì

Bu lông được làm từ vật liệu gì?

  • Bu lông làm từ vật liệu nhôm: có trọng lượng nhẹ, dễ sản xuất, chống oxy hoá và dẫn điện.
  • Bu lông làm từ vật liệu đồng: có khả chống ăn mòn cao, chịu lực, dẫn điện, độ thấm tính từ thấp.
  • Bu lông làm từ vật liệu hợp kim đồng: tải trọng cao, chịu mài mòn tốt, thích hợp để sử dụng gần nam châm.
  • Bu lông làm từ nhựa: chống ăn mòn kém, tải trọng thấp, ít tốn kém. Thường được sử dụng cho các ứng dụng gần nước.
  • Bu lông làm từ thép carbon: thép không tráng sẽ chịu mài mòn kém.
  • Bu lông làm từ inox: có khả năng chịu ăn mòn hoá học cao, bề mặt sáng đẹp, nhưng không cứng như làm từ thép carbon.
  • Bu lông hợp kim: các hợp kim phổ biến để chế tạo gồm Inconel®, Incoloy®, Hastelloy®, Monel®. Loại này có ưu điểm là độ bền cơ học tốt, bề mặt ổn định, chống ăn mòn và chịu nhiệt cao. 
  • Bu lông Titanium: cứng chắc, trọng lượng nhẹ, có khả năng chống ăn mòn, giúp tăng sức mạnh và độ bền khi được nấu thành hợp kim cùng các kim loại khác.

Bulong được chia thành bao nhiêu loại?

Bu lông lục giác ngoài

Bu lông lục giác ngoài có cấu tạo gồm: phần đầu mũ và phân thân. Phần đầu mũ có thiết kế hình lục giác 6 cạnh ngoài, bu lông lục giác ngoài dùng cờ lê để vặn.

Bu lông lục giác gồm: bu lông lục giác thường ngoài cấp bền 4.8 và 5.6, bu lông 8.8, bu lông 10.9, bu lông inox

Bu lông lục giác chìm

Bu lông lục giác chìm có phần mũ được dập lục giác chìm ở bên trong, phần dập chìm có độ sâu theo tiêu chuẩn nhất định.

Bu lông lục giác chìm có 3 loại: bu lông lục giác chìm đầu trụ, bu lông lục giác chìm đầu bằng, bu lông lục giác chìm đầu cầu

bu lông là gì

Bu lông đầu tròn cổ vuông

Là loại có cấp bền bình thường, đầu mũ có hình chỏm cầu tán rộng, cổ vuông. Loại bu lông đầu tròn cổ vuông được sử dụng nhiều trong các ngành cơ khí chế tạo, sản xuất và ngành điện lắp ghép.

Bu lông liền long đen

Bu lông liền long đen có phần đầu được dập như kiểu long đen gắn liền với đầu mũ phía dưới được tạo hình răng cưa. Chức năng của bu lông long đen là liên kết, lắp ráp các chi tiết với nhau bằng hệ ren.

Bu lông liên kết chịu lực cao

Bu lông liên kết chịu lực cao có 2 loại: Bu lông tự đứt S10T, bu lông tự đứt F10T

  • Bu lông tự đứt S10T là loại cải tiến của bu lông liên kết chịu lực cao, cấp bền tương đương 10.9, được phát triển để thắt chặt bu lông đơn giản, chính xác hơn.
  • Bu lông tự đứt F10T là bu lông cường độ cao có cấp bền tương đương 10.9, đầu bu lông hình lục giác. Bu lông F10T được sử trong các kết cấu thép như công trình giao thông, cảng biển, công trình xây dựng, nhà thép cao tầng.

Bu lông mắt (móc cẩu)

Bu lông mắt có dạng hình trụ tròn được tiện ren, phần đầu mũ hình mắt tròn giúp cho quá trình sử dụng bu lông không bị đứt, gãy bu lông.

>>> Xem thêm: Các thông số kỹ thuật bu lông nở cần lưu tâm khi chọn mua sản phẩm

Ứng dụng của bu lông

  • Bu lông được ứng dụng trong lĩnh vực xây dựng
  • Bu lông được sử dụng cho lĩnh vực cơ khí, ô tô, xe máy
  • Bu lông được sử dụng cho các ngành trên biển
  • Bu lông được sử dụng trong các ngành đường sắt: bu lông cấp bền cao, bu lông cắt đứt,…
  • Phụ kiện liên kết dùng cho ngành gỗ
  • Phụ kiện liên kết sử dụng trong cơ khí chế tạo máy
  • Phụ kiện liên kết cho ngành cơ điện: thanh ren, cùm treo, tắc kè sắt,…
  • Phụ kiện liên kể cho ngành xây dựng: ty ren, ốc vít, bu lông neo móng. 

Hy vọng bài viết đã chia sẻ những thông tin hữu ích về bu lông là gì để có thể giúp bạn lựa chọn loại bu lông phù hợp mà mình cần. Nếu bạn đang tìm cho mình một cơ sở phân phối bu lông với số lượng lớn nhưng chất lượng sản phẩm vẫn được đảm bảo thì đã có Bulong Cường Thịnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *