Tìm Hiểu Ưu Nhược Điểm Và Quy Trình Sản Xuất Bu Lông Thép

bu lông thép

Bu lông tuy chỉ là một chi tiết nhỏ trong một công trình nhưng nó lại đóng một vai trò vô cùng to lớn nếu không muốn nói là không thể thiếu nó. Và sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn biết thêm một số thông tin liên quan đến bu lông thép nhé!

Một số thông tin chung của bulong thép

Đặc điểm của bulong

  • Đầu tiên hình dạng của các loại bu lông thông thường sẽ khác nhau. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là bu lông có dạng hình trụ, có các ren được dùng để vặn đai ốc.
  • Phần đầu của bu lông có thể có dạng hình vuông, hình tròn, hình lục giác,…
  • Mỗi loại bu lông sẽ có rất nhiều kích thước khác nhau để phù hợp với một tiêu chuẩn riêng
  • Các loại bu lông thường có độ bền khá cao, có thể dễ dàng được tháo lắp, sửa chữa.

Công dụng của bu lông thép

Bu lông thép là sản phẩm được cấu tạo từ thép cacbon chất lượng cao hoặc là thép hợp kim và được phổ biến khá rộng rãi ở ngành xây dựng, cơ khí. Loại bu lông thép này chịu được cường độ cao và chịu lực lớn. Do đó, đây là vật liệu được sử dụng trong những liên kết quan trọng và gần như không thể thiếu trong các công trình có quy mô lớn.

Bởi vì bu lông thép có nhiều ưu điểm và rất dễ sử dụng nên hiện nay hầu hết loại sản phẩm này có mặt ở tất cả các lĩnh vực từ xây dựng nhà ở dân dụng đến các nhà xưởng lớn, các công trình giao thông, cầu cống,…

bu lông thép

Ý nghĩa của ký hiệu ở đầu bu lông

Ở trên đầu bu lông sẽ có từ 2 đến 3 ký tự latinh. Những con số này sẽ nói lên cấp độ của bu lông.

Trong đó những ký hiệu ở trước dấu chấm sẽ chỉ ra rằng 1/10 độ bền kéo của bu lông và nó có đơn vị là kgf/mm2. Còn con số ở đằng sau dấu phẩy chính là tỷ lệ giữa giới hạn chảy với độ bền kéo tối thiểu và đơn vị của con số này là %: δch/δb.

Ngoài ra thì trên đầu bu lông còn có những ký hiệu bằng chữ cái in hoa. Đây chính là những ký hiệu được dùng để chỉ tên nhà sản xuất.

Quy trình tạo ra bu lông thép

Khâu đầu tiên và là một trong những khâu quan trọng  để tạo ra sản phẩm đó chính là lựa chọn nguyên liệu. Và thông thường thì nguyên liệu để tạo ra bu lông thép sẽ là thép cuộn.

Bước 2: Sau khi đã chọn được nguyên liệu thì cho nguyên liệu vào. Thép cuộn sẽ bị cắt ra thành từng đoạn dựa theo các kích thước như đã yêu cầu

Bước 3: Khi các đoạn thép được cắt ra, các đoạn thép này sẽ được đưa qua đầu máy để tạo ra thành phẩm. Thông thường thì đầu bu lông được tạo ra sẽ có hình lục giác. Nhưng có một số trường hợp thì bu lông tạo ra sẽ có hình tam giác, nấm,..

Bước 4: Sau khi đã tạo được phần đầu cho bu lông thì tiếp theo sẽ là phần tạo ren. Tùy vào từng yêu cầu mà sẽ tạo ra ren lửng hoặc ren suốt. Bước tạo ren này được nhà sản xuất điều chỉnh máy để tạo ra sản phẩm phù hợp, đáp ứng được tiêu chuẩn.

Bước 5: Đây cũng là khâu cuối cùng nhiệt luyện. Đây là khâu quan trọng nhất để tạo nên chất lượng của bu lông. Bởi vì khâu luyện nhiệt đảm bảo thì bu lông mới có độ bền cao đáp ứng được mọi yêu cầu. Sau khi khâu này hoàn thành thì sẽ phủ một lớp dầu lên bề mặt bu lông để tránh tình trạng bu lông bị oxi hóa trong môi trường bên ngoài. 

Một số ưu nhược điểm của bu lông đối với các công trình

Ưu điểm

  • Thi công đơn giản, dễ dàng lắp ghép: Mặc dù các loại bu lông có kích thước khác nhau nhưng chúng để có chức năng và cấu tạo gần như nhau. Khi lắp ghép bu lông chỉ cần liên kết xiết ren lại với nhau mà không cần sử dụng quá nhiều kỹ thuật phức tạp. Hơn nữa, sau khi thi công bu lông cũng có khả năng chịu được trọng tải cao, độ bền cao và sử dụng lâu dài.
  • Có khả năng chịu lực cao: Bởi vì bu lông thép được chế tạo từ các loại thép chất lượng cao. Và trong quá trình tạo ra sản phẩm phải chịu nén, chịu lực cao thì mới đáp ứng được sản phẩm tạo ra
  • Kiểm tra chất lượng bu lông dễ dàng: Việc kiểm tra chất lượng bu lông với các liên kết có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nên bạn không cần phải tốn thời gian sử dụng vật dụng hay máy móc để kiểm tra

bu lông thép

Nhược điểm

Mặc đù bu lông có nhiều ưu điểm vô cùng nổi bật nhưng đi kèm với đó nó cũng có một số nhược điểm nhất định.

  • Tốn nguyên vật liệu, giá thành cao nếu như bạn không lựa chọn được đúng loại bu lông phù hợp.
  • Có thể xảy ra một số biến dạng hoặc kết cấu không đồng bộ bởi vì thân bu lông và lỗ tra không khít nhau

Các nhược điểm này xảy ra là do kích thước của bu lông khác với kích thước của lỗ tra.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bu lông thép cũng như quy trình để tạo ra bu lông thép chất lượng. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn biết được khi nào nên sử dụng bu lông thép nhé.

>>> Gợi ý một số sản phẩm bu lông thép chất lượng cao: Bulong A325M, Bulong 10.9

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *