Tìm Hiểu Về Kết Cấu Nhà Xưởng

Trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước thì ngành xây dựng công nghiệp đang phát triển mạnh mẽ. Vậy nhà xưởng là gì? Kết cấu nhà xưởng như thế nào? Hãy cùng Dân Trí 24h7 tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Nhà xưởng là gì?

Nhà xưởng được hiểu là một không gian rộng, có diện tích lớn và có quy mô lớn hơn những công trình khác như nhà ở, phòng làm việc bình thường. Đây là nơi tập trung nguồn nhân lực lớn, có nhiều thiết bị máy móc, những dây chuyền sản xuất, bảo quản hoặc vận chuyển hàng hoá trong ngành công nghiệp.

Phân loại nhà xưởng 

Theo các nghiên cứu và khảo sát tổng hợp thì nhà xưởng được phân theo nhiều loại khác nhau như:

  • Phân theo chức năng gồm: Công trình tạo ra thành phẩm, công trình năng lượng, công trình giao thông kho hàng, công trình phúc lợi.
  • Phân theo đặc điểm quy hoạch gồm: Nhà công nghiệp nhiều khẩu độ và một khẩu độ.
  • Phân theo số tầng thiết kế gồm: Nhà xưởng một tầng và nhà xưởng cao tầng.
  • Phân theo kết cấu mái gồm: Nhà xưởng khung phẳng và nhà xưởng khung không gian.
  • Phân theo vật liệu chịu lực gồm: Nhà xưởng khung bê tông cốt thép, khung tiền chế, khung gỗ, nhà xưởng tường gạch chịu lực.
  • Phân loại theo hệ thống chiếu sáng gồm: Nhà xưởng sử dụng ánh sáng tự nhiên, nhà xưởng sử dụng ánh sáng nhân tạo, nhà xưởng sử dụng ánh sáng hỗn hợp.

Kết cấu nhà xưởng

Kết cấu nhà xưởng là một chuỗi những gắn kết và phân bố giữa các bộ phận và các khu vực bên trong nhà xưởng như: sàn nhà, mái nhà, trần, cửa sổ, cửa chính,… Tất cả được thực hiện thông qua bản vẽ kỹ thuật cho quá trình thi công đảm bảo đúng yêu cầu.

Hiện nay nhà xưởng thép tiền chế được sử dụng cho nhiều loại công trình như nhà máy, kho nguyên liệu, gara ô tô, các khu năng lượng,… Nhà xưởng thép tiền chế là nhà được sản xuất trước từ các kết cấu và linh kiện thép sau đó được vận chuyển ra công trình để lắp đặt và xây dựng. Với kết cấu nhà xưởng được sản xuất linh hoạt, khả năng vượt nhịp lớn quá trình thi công nhanh nên được sử dụng nhiều hơn cả. 

Kết cấu nhà xưởng khung thép tiền chế có một số thông số đặc trưng:

  • Khẩu độ: Là chiều rộng nhà xưởng.
  • Bước cột: Là khoảng cách giữa các cột theo chiều dọc nhà (thường 6m đến 12m)
  • Chiều cao: Là khoảng cách từ nền xưởng đến điểm giao nhau giữa vách và mái
  • Độ dốc mái: Là độ nghiên của mái thường chọn 10% đến 30%
  • Tải trọng nền: Là tải trọng tác động lên nền của máy móc và phương tiện di chuyển trong xưởng.
  • Tải trọng mái: Gồm tải trọng mái tôn, hệ thống cách nhiệt, cầu trục,…
  • Quá trình lắp dựng kết cấu nhà xưởng thép tiền chế như sau: 
  • Định vị và lắp đặt bu lông móng
  • Dựng khung chính ( cột, dầm, kèo)
  • Lợp mái che

kết cấu nhà xưởng

Cấu tạo nhà xưởng khung thép tiền chế

Kết cấu móng

Nhà xưởng khung thép tiền chế đa phần vẫn sử dụng móng bê tông cốt thép. Móng có thể là móng đơn, móng bè, hay móng cọc tuỳ vào điều kiện địa chất và tải trọng tác động của công trình. Ngoài ra trước khi đổ bê tông móng các bu lông neo được gắn kết và định vị chính xác vào hệ thống thép móng

Bu lông móng được lắp đặt yêu cầu độ chính xác cao, để đảm bảo việc gắn kết các cấu kiện cột, dầm, kèo thép được dễ dàng và chính xác.

Nền nhà xưởng

Kết cấu nền nhà xưởng thường được đổ bê tông, mặt nền được đánh bóng hoặc sơn epoxy tạo bề mặt bóng sạch. Chiều dày của nền phụ thuộc vào tải trọng máy móc và phương tiện di chuyển trong xưởng.

Kết cấu khung chính (cột, dầm và kèo) 

Hệ khung cột thép và kèo thép là cấu tạo chính của nhà xưởng thép tiền chế. Kết cấu được thiết kế đảm bảo khả năng chịu lực và vượt được nhịp lớn theo yêu cầu nhà xưởng. Kết cấu cột và kèo thường được các kỹ sư thiết kế dạng thép chữ H, chữ I thay đổi tiết diện hay theo cấu tạo dạng hàn. Các liên kết giữa cột và kèo là bản mã và bu lông cường độ cao.

Cửa trời và mái canopy

Cửa trời có tác dụng thông gió tạo không gian thông thoáng trong quá trình hoạt động bên trong xưởng thường được đặt trên đỉnh nhà xưởng.

Xà gồ và các kết cấu giằng 

Xà gồ thường được sử dụng là thép mạ kẽm có dạng chữ Z, C,… được liên kết với khung chính giúp nâng đỡ mái tôn bên trên

Hệ giằng mái, giằng cột, cũng là phần quan trọng không thể thiếu trong kết cấu nhà xưởng. Giúp kết cấu hệ khung chính tăng sự ổn định trong quá trình lắp dựng và quá trình đưa vào sử dụng

kết cấu nhà xưởng

Mái che và vật liệu cách nhiệt

Mái che nhà xưởng thường là tôn mạ để hạn chế tác động ăn mòn của bởi môi trường. Với điều kiện thời tiết nắng nóng ở nước ta nên mái tôn thường được thiết kế thêm một lớp cách nhiệt bằng túi khí hoặc bông thuỷ tinh để chống nóng và chống ồn cho nhà xưởng.

Nhà xưởng thép tiền chế nhiều tầng

Hiện nay nhà xưởng thép tiền chế 2 tầng 3 tầng cũng được sử dụng nhiều để tận dụng tối đa diện tích sử dụng trên cùng một diện tích đất. với thiết kế sàn liên hợp thép bê tông sử dụng tấm sàn deck đảm bảo khả năng chịu lực, tiến độ thi công nhanh, giảm chi phí xây dựng.

Để tìm hiểu thêm về xây dựng dân dụng và công nghiệp thì bạn hãy xem ngay Tìm Hiểu Về Xây Dựng Dân Dụng Và Công Nghiệp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *