Rối Loạn Tâm Lý Ở Trẻ Mầm Non Và Những Thông Tin Cha Mẹ Cần Biết

Chứng rối loạn tâm lý ở trẻ mầm non đang có dấu hiệu tăng lên ở thời điểm hậu Covid – 19. Vì thế các bậc phụ huynh cần quan tâm hơn đến các vấn đề tâm sinh lý của con mình. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của DinoKinder để nắm rõ các thông tin về vấn đề này nhé.

Rối loạn tâm lý ở trẻ mầm non là gì?

Rối loạn tâm lý ở trẻ mầm non thường được định nghĩa là sự bất thường hay gián đoạn trong quá trình phát triển tư duy, cảm xúc, hành vi của trẻ. Đồng thời, nó còn có thể là sự gián đoạn phát triển các kỹ năng xã hội phù hợp với lứa tuổi của các bé.

Các rối loạn này khiến trẻ thường xuyên bị buồn bã, lo lắng, tự ti. Đôi khi là sợ hãi, nhút nhát, lẩn tránh khỏi các hoạt động trong môi trường bình thường. Đặc biệt, chứng rối loạn tâm lý ở trẻ em sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển về trí tuệ lẫn thể chất của trẻ sau này.

Một số dấu hiệu cảnh báo rối loạn tâm lý trẻ mầm non

Một số dấu hiệu dưới đây cảnh báo việc trẻ có thể bị rối loạn tâm lý:

  • Chán nản, buồn bã trong thời gian từ hai tuần trở lên.
  • Ít giao tiếp, giảm tưởng tác với mọi người xung quanh.
  • Tự làm tổn thương chính bản thân mình
  • Dễ bực bội, cáu kỉnh, khó chịu
  • Có các hành vi tăng động, hiếu động thái quá
  • Thay đổi các về thói quen ăn uống hàng ngày
  • Rối loạn giấc ngủ như: Bị khó ngủ, ngủ ít, mất ngủ
  • Khó tập trung trong quá trình học tập, suy nghĩ,…

Chứng rối loạn tâm lý ở trẻ mầm non liên quan đến bệnh gì?

Một số bệnh lý thường gặp gây rối loạn tâm lý ở trẻ mầm non bao gồm:

Rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu ở trẻ em chính là sự lo lắng hay sợ hãi kéo dài. Tình trạng này không những làm hạn chế khả năng học tập, vui chơi của trẻ mà nó còn gián tiếp làm cho trẻ bị tự kỷ, trầm cảm hoặc chậm phát triển trí tuệ. Đây là một trong các bệnh lý phổ biến nhất gây ra những rối loạn tâm lý thường gặp ở trẻ mầm non.

Tăng động, giảm chú ý

Trẻ bị tăng động, giảm chú ý thường gây các trở ngại lớn trong việc tập trung suy nghĩ. Trẻ thường hiếu động quá mức và cũng hay bốc đồng.

Tăng động giảm chú ý

Tự kỷ

Tự kỷ hay còn gọi là chậm phát triển lan tỏa. Trẻ em khi mắc chứng tự kỷ thường thu hẹp bản thân vào thế giới một mình. Trẻ luôn gặp những khó khăn trong vấn đề giao tiếp với người bên cạnh. Cũng như trong quá trình học hỏi các kiến thức mới.

Rối loạn ăn uống

Rối loạn ăn uống là một chứng rối loạn tâm lý thường gặp ở trẻ em. Sở dĩ gọi là rối loạn tâm lý vì khi trẻ mắc chứng này sẽ có những dấu hiệu bất thường trong suy nghĩ về ăn uống. Trẻ sẽ ăn uống quá độ hoặc chán ăn gây nên tình trạng tăng cân hoặc giảm cân bất thường. Từ đó dẫn đến các rối loạn về hành vi và tâm lý.

Rối loạn ăn uống

Trầm cảm ở trẻ em 

Nhiều người vẫn nghĩ rằng bệnh trầm cảm chỉ xảy ra ở người lớn. Nhưng đây lại là một bệnh lý có thể xảy ra ở trẻ em mà nhiều cha mẹ rất dễ bỏ sót tình trạng này ở con mình. Chính sự chán nản, buồn bã từ trầm cảm sẽ làm cho trẻ bị chậm phát triển trí tuệ cũng như quá trình học tập sa sút, đạt kết quả thấp.

Làm thế nào để điều trị các bệnh tâm lý ở trẻ mầm non? 

Chứng rối loạn tâm lý cần kiên trì trong quá trình điều trị, nhất là đối với trẻ em – đối tượng thường gặp nhiều khó khăn hơn trong khi điều trị. Do đó, khi phát hiện con có các dấu hiệu nghi ngờ bị rối loạn tâm lý, bố mẹ nên chủ động dẫn con đến gặp bác sĩ tâm lý để được hỗ trợ tư vấn điều trị đúng cách.

Hiện nay có những lựa chọn điều trị sau đây:

  • Sử dụng các loại thuốc như: Thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm và chống âu lo nhằm ổn định tâm trạng cho các bé.
  • Liệu pháp tâm lý: Đây là phương pháp để bác sĩ giao tiếp với trẻ, từ đó giúp trẻ hiểu rõ hơn về bản thân và biết cách nói ra suy nghĩ và tâm trạng của mình. Bên cạnh đó, các bác sĩ hay chuyên gia tâm lý sẽ hướng dẫn cách để trẻ có thể đối mặt với những tình huống xảy ra trong cuộc sống.

Xây dựng mối quan hệ gia đình thật gần gũi, bền chặt

Phòng tránh chứng rối loạn tâm lý cho trẻ mầm non

Dưới đây là một số biện pháp mà các phụ huynh nên áp dụng để phòng tránh rối loạn tâm lý cho trẻ:

  • Xây dựng mối quan hệ gia đình thật gần gũi, bền chặt. Cha mẹ hãy dành thời gian bên trẻ trong mỗi buổi tối.
  • Cha mẹ nên dành nhiều thời gian để tâm sự cùng với trẻ. Nhờ đó, trẻ có một điểm tựa tinh thần vững chắc và có thể giải bày tâm tư, tình cảm. Từ đó, hạn chế sự tích tụ những khó chịu, uất ức, trăn trở.
  • Hướng dẫn cho trẻ cách để giải quyết các khó khăn hay khúc mắc trong cuộc sống.
  • Khuyến khích, động viên trẻ làm việc đúng, việc tốt.
  • Thường xuyên lắng nghe và tôn trọng cảm xúc của trẻ.

Hy vọng qua bài viết này của DinoKinder bạn đã có thể nắm được các thông tin về rối loạn tâm lý ở trẻ mầm non. Từ đó có thể áp dụng các biện pháp để phòng tránh cho con em mình.

Nguồn: https://dinokinder.edu.vn/roi-loan-tam-ly-o-tre-mam-non.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *