Tranh Chấp Trong Thanh Toán Quốc Tế Bằng L/C

Bên cạnh những thuận lợi, cơ hội mà quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại, các doanh nghiệp Việt Nam cũng thường xuyên đang phải đối mặt với các khó khăn, thách thức không nhỏ. Một trong những thách thức lớn hiện nay là phải giảm thiểu các rủi ro, tranh chấp phát sinh trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary credit) hay còn được gọi là thanh toán bằng thư tín dụng ( Letter of Credit – L/C).

Ngày nay để các giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế được thuận lợi thì khách hàng phải sử dụng các phương thức thanh toán quốc tế, trong đó thư tín dụng (L/C) là một trong những hình thức phổ biến nhất. Tuy nhiên trong mối quan hệ giữa Người yêu cầu mở L/C, người hưởng lợi L/C và các ngân hàng tham gia rất dễ xảy ra tranh chấp.

tranh-chấp-l-c

Các tranh chấp xảy ra trong thanh toán quốc tế bằng L/C thường rất đa dạng và bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, có hai loại tranh chấp điển hình thường gặp, đó là tranh chấp liên quan tới chứng từ do người bán tạo lập, xuất trình đòi tiền ngân hàng phát hành L/C và tranh chấp liên quan tới nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên tham gia vào giao dịch theo thư tín dụng:

1. Các tranh chấp liên quan tới chứng từ xuất trình

Về nguyên tắc, trong phương thức Tín dụng chứng từ, các bên giao dịch chỉ căn cứ vào các chứng từ. Nếu người xuất khẩu lập được các chứng từ phù hợp với các quy định trong L/C thì ngân hàng sẽ thanh toán cho người xuất khẩu. Ðối với các chứng từ, ngân hàng phát hành thường yêu cầu người thụ hưởng phải thoả mãn các yêu cầu sau:

– Số loại chứng từ phải xuất trình và số lượng bản chính, bản sao của mỗi loại.

– Các chứng từ phải thể hiện trên bề mặt của chúng là phù hợp với các điều kiện của thư tín dụng.

– Các chứng từ thể hiện trên bề mặt của chúng là không được mâu thuẫn lẫn nhau.

– Yêu cầu ký phát từng loại chứng từ đó như thế nào?

tranh-chấp-l-c

2. Các tranh chấp liên quan tới trách nhiệm của các bên liên quan

a) Ðối với người nhập khẩu: không mở L/C, mở L/C chậm hơn so với thời gian đã thỏa thuận trong hợp đồng, nội dung trong L/C được mở không phù hợp với hợp đồng mua bán……

b) Đối với người xuất khẩu: trường hợp cung cấp chứng từ thanh toán không phù hợp với quy định của L/C, người bán không thể tạo lập được các chứng từ phù hợp do người mua khống chế……

Một số biện pháp giảm thiểu tối đa các vụ tranh chấp trong phương thức thanh toán bằng L/C

Ðối với người mua: Ðàm phán kỹ nội dung của hợp đồng trước khi mở L/C, nghiên cứu hợp đồng mẫu (nếu có); khi viết đơn xin mở L/C thì phải thống nhất với hợp đồng; dùng hợp đồng để ràng buộc nghĩa vụ giao hàng của người bán; kiểm tra lại quyền từ chối hoàn trả của người mua trong trường hợp ngân hàng phát hành không hoàn thành nghĩa vụ của mình

Ðối với người bán: Dùng hợp đồng để ràng buộc trách nhiệm của người mua, đề phòng người mua không mở hoặc chậm mở L/C; kiểm tra điều kiện về chứng từ trong L/C (lưu ý những chứng từ mà người mua yêu cầu nhưng người bán không thể lấy được); lập bộ chứng từ theo đúng quy định trong L/C, xuất trình đúng hạn và tuân thủ triệt để Bộ Tập quán quốc tế về L/C của ICC.

tranh-chấp-l-c

Luật An Phú

An Phú Law là đơn vị chuyên nghiệp và sẵn sàng cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho khách hàng thông qua việc tư vấn pháp luật, tham gia cùng khách hàng trong quá trình đàm phán ký kết hợp đồng, tham gia tố tụng bảo vệ quyền là lợi ích của khách hàng khi có tranh chấp về L/C xảy ra tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền hoặc Trọng tài thương mại.

Quý Khách hàng có nhu cầu thực hiện các thủ tục pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi tại địa chỉ 163 Hai Bà Trưng, phường 6, quận 3, TP. Hồ Chí Minh để được tư vấn.

Nguồn: luatanphu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *